Có lẽ chị em nào cũng đã từng ít nhất một lần gặp phải tình trạng ngứa vùng kín, gây rất nhiều bất tiện và có thể ảnh hưởng đến sự tự tin trong sinh hoạt tình dục. Nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào?
Vùng kín bị ngứa?
Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng ngứa vùng kín, đặc biệt là ở 2 cánh môi lớn của cô bé, vì đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh phát triển. Nếu như cô bé không được chị em vệ sinh đúng cách và thường xuyên, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Đau nhức âm đạo.
- Quan hệ tình dục khô rát và đau đớn, khoái cảm tình dục suy giảm.
- Có hiện tượng đi tiểu bất thường, tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Cảm giác khó chịu ở vùng bụng.
- Dịch tiết âm đạo nhiều, có màu sắc bất thường (vàng, xanh, đen, nâu)
Để tìm cách giải quyết triệt để tình trạng này, trước hết cần xác định đúng nguyên nhân gây ra ngứa, bởi trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em rơi vào cảnh “không gãi không được”.
Nhiều chị em bị ngứa vùng kín, phải đi khám phụ khoa
Ngứa 2 mép vùng kín
Ngứa 2 mép vùng kín, hay ngứa môi vùng kín cũng là vấn đề chung được đề cập trong bài viết này.
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa vùng kín, có thể do thói quen sinh hoạt hoặc bệnh lý.
Thủ phạm gây ngứa vùng kín có thể do các tác nhân bên ngoài, hoặc thói quen không tốt:
Thói quen sinh hoạt gây ngứa vùng kín
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, hoặc có thói quen thụt rửa âm đạo quá nhiều khiến mất cần bằng pH âm đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong âm đạo.
- Lâu thay băng vệ sinh cũng là lý do khiến vùng kín của chị em phụ nữ bị ngứa. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay băng vệ sinh mỗi 4h một lần và không để lâu quá 8h.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm, sữa dưỡng thể, v.v… không phù hợp, có chứa các thành phần gây mẫn cảm, dị ứng, kích ứng. Trước khi bạn thay đổi loại dung dịch vệ sinh hay sữa tắm, hãy đọc thật kỹ các thành phần của sản phẩm cũng như tính sát khuẩn của nó.
- Do mặc quần lót quá chặt, chất liệu quần lót không có độ co dãn hoặc không thấm hút mồ hôi tốt sẽ khiến cho vùng kín bị bí bách tích tụ nhiều mô hôi gây ngứa. Đây cũng là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển
- Quần bên ngoài có chất liệu thô ráp, cọ xát nhiều vào khu vực vùng kín gây ngứa
Khi vệ sinh nên lau từ trước ra sau để ngừa vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập cô bé
Ngứa vùng kín là bệnh gì?
Ngứa vùng kín là bệnh gì? – Nguyên nhân bệnh lý
Chỉ có các cơ sở phòng khám phụ khoa, bệnh viện mới có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa vùng kín do bệnh lý. Bạn hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế khi lo ngại về những bất thường của cô bé:
- Viêm âm đạo do nấm Candida gây ngứa: Nấm Candida khi phát triển quá mức sẽ là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngứa âm đạo chiếm đến 80 – 90%. Trong môi trường âm đạo, nấm men chung sống hòa bình và được kiểm soát bởi các loại lợi khuẩn khác. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợn, số lượng nấm men sẽ nhân lên nhanh chóng và vượt khỏi tầm kiểm soát, gây ra viêm âm đạo khiến phụ nữ ngứa ngáy. Các triệu chứng chúng gây ra là:
- Ngứa ngáy âm đạo
- Niêm mạc âm đạo sưng đỏ
- Khí hư tiết ra nhiều bất thường
- Khí hư màu trắng đục, vón cục như bã đậu
- Âm đạo có mùi chua như lên men
- Đau buốt khi đi tiểu hay quan hệ tình dục (đôi khi còn chảy máu)
- Viêm âm đạo do trùng roi, vi khuẩn, ký sinh trùng,…cũng có thể là thủ phạm gây ngứa âm đạo. Khi này, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng:
- Ngứa âm đạo
- Khí hư có màu xám hoặc xanh lá cây
- Khí hư có thể loảng gần như nước hoặc quánh đặc
- Âm đạo có mùi hôi rất khó chịu
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Do viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung: Tình trạng ngứa âm đạo xuất hiện cũng có là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị mắc bệnh lý viêm lộ tuyến cổ tử cung hay viêm cổ tử cung. Khi này, ngoài tình trạng vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu ra thì nữ giới còn xuất hiện triệu chứng: kinh nguyệt bị rối loạn, đau rát khi quan hệ, chảy máu trong quá trình giao hợp,…
- Do bệnh sùi mào gà: Virus HPV là nguyên nhân chính gây nên bệnh sùi mào gà, sự xuất hiện của virus sẽ khiến cho vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, kèm theo đó là những nốt u nhú, nốt sùi xuất hiện ở quanh bộ phận sinh dục nữ giới: môi lớn, môi bé, âm đạo, hậu môn,..
- Do mụn rộp sinh dục: Mụn rộp sinh dục do virus HSV gây nên với triệu chứng điển hình là gây ngứa cho bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, bệnh còn có biểu hiện ra bên ngoài như: xuất hiện những nốt mụn nhọt, u nhú ở trong âm đạo hoặc xung quanh âm hộ. Những biểu hiện của bệnh thường giống với bệnh sùi mào gà nên rất dễ bị nhầm lẫn.
- Do rận lông mu: Khu vực lông mu ở nữ giới là môi trường trú ngụ của nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng. Rận lông mu sẽ tấn công vào trong âm đạo nữ giới, từ đó gây ra tình trạng ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
- Do một số bệnh lý khác: Chị em nếu như mắc bệnh: lang ben, hắc lào, nấm,…cũng sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài gây tình trạng ngứa vùng kín.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cô bé bị ngứa
Ngứa vùng kín do các nguyên nhân khác
- Do băng vệ sinh kém chất lượng, chất liệu không đảm bảo sẽ khiến chị em bị ngứa vùng kín.
- Tâm lý căng thẳng, áp lực công việc hoặc đầu óc hưng phấn quá mức cũng có thể gây ra ngứa vùng kín bởi chúng có thể tác động đến hormone gây rối loạn nội tiết tố.
- Ngứa vùng kín do thuốc; Một số loại thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo hoặc gây ra tình trạng kích ứng, dị ứng khiến cô bé của phụ nữ cảm thấy ngứa ngáy. Nếu bạn đang trong thời gian sử dụng thuốc, hãy chú ý đến các loại thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh kê đơn, steroid hay một số thuốc hóa trị ung thư có thể gây ngứa vùng kín.
Ngứa vùng kín do dị ứng
Cô bé có thể bị ngứa ngáy khó chịu do dị ứng với một trong các sản phẩm sau:
- Bột giặt, nước xả vải quần áo hằng ngày
- Bao cao su (một số người có thể bị dị ứng với chất bôi trơn trên bao cao su)
- Băng vệ sinh, tampon
- Dầu gội/ sữa tắm/xà bông
- Nước hoa vùng kín
- Gel bôi trơn âm đạo
- Các loại kem tẩy lông vùng kín
- Mặc quần áo chật, ma sát do các hoạt động như đi xe đạp, cưỡi ngựa… cũng có thể gây viêm da tiếp xúc
- Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đi tiểu không tự chủ, nước tiểu của bạn cũng có thể gây kích ứng âm đạo và ngứa.
Trong các trường hợp này, bạn cần kiểm tra lại thật kỹ xem mình có mới sử dụng loại sản phẩm nào khác thường hay không, tạm thời không sử dụng chúng để kiểm tra nguyên nhân gây ngứa.
Cô bé bị ngứa có thể do dị ứng
Ngứa vùng kín có nguy hiểm không?
Nếu ngứa vùng kín do dị ứng, kích ứng thì đây không phải là vấn đề nguy hiểm, chỉ cần tránh tiếp xúc với nguồn gây dị ứng, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh và tự khỏi. Tuy nhiên, nếu ngứa vùng kín do bệnh lý, sẽ rất đáng ngại bởi có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như đời sống tình dục của bạn.
Tham khảo: Cách trị mùi hôi vùng kín tại nhà
Ngứa vùng kín có cần đi khám bác sỹ không?
Ngứa vùng kín có thể do những nguyên nhân rất đơn giản, dễ xử lý, nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Nếu vùng kín bị ngứa đi kèm với một số biểu hiện sau thì hãy đến ngay bác sỹ phụ khoa để thăm khám cụ thể và điệu trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tình dục:
- Có mụn, phát ban hay phồng rộp ở niêm mạc âm hộ
- Đau ở vùng sinh dục, đặc biệt khi quan hệ tình dục
- Niêm mạc âm đạo đỏ hoặc sưng
- Khó đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt
- Dịch tiết âm đạo bất thường về lượng, mùi và màu sắc. Đặc biệt cẩn trọng khi dịch âm đạo có màu vàng, xanh lá hoặc xám đen.
Sau khi hỏi kỹ về các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như lịch sử sử dụng thuốc, lịch sử tiếp xúc, các bác sỹ sẽ kiểm tra mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngứa, khám trực quan bằng mắt thường, dùng mỏ vịt để soi bên trong âm đạo hoặc sử dụng các thiết bị y tế khác để kiểm tra xét nghiệm vi khuẩn, nấm tìm tác nhân gây bệnh.
Bị ngứa vùng kín có nên gãi không?
Khi âm đạo bị ngứa thì không nên gãi, bởi càng gãi thì sẽ càng khiến cho những tổn thương trở nên nặng nề hơn, đồng thời mức độ ngứa sẽ lan rộng ra xung quanh.
Không nên gãi khi cô bé bị ngứa bởi có thể gây trầy xước, viêm nhiễm
Cách điều trị ngứa vùng kín
Để điều trị ngứa vùng kín hiệu quả, trước hết cần ngưng tiếp xúc với các tác nhân có thể gây ra tình trạng ngứa. Sau đó, xác định rõ nguyên nhân gây ngứa để được áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh đường uống (thường là Metronidazole), gel kháng sinh âm đạo hoặc kem.
- Ngứa vùng kín do chấy rận có thể được điều trị bằng một loại kem trị chấy không cần kê đơn. Trường hợp nghiêm trọng thì cần một loại thuốc theo toa tại chỗ.
- Với những phụ nữ bị ngứa vùng kín do bệnh ngoài da thường được điều trị kết hợp thuốc uống có thành phần kháng sinh và thuốc bôi để tiêu diệt các loại nấm khuẩn gây bệnh. Chẳng hạn như bệnh hắc lào ở bẹn có nhiều loại thuốc để bôi chứa cồn iod nồng độ 1 -2% phải kể đến như Antimycos, BSA, ASA…
- Những trường hợp bị ngứa vùng kín do bệnh lây qua đường tình dục thường được áp dụng các phương pháp đốt laser như ALA – PDT với bước sóng phù hợp để triệt tiêu nhú hay mụn rộp.
- Ngứa âm đạo là do dị ứng thì chỉ cần ngưng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, cơn ngứa sẽ chấm dứt.
Sử dụng đồ lót thoáng mát. Thay đồ lót tối thiểu 1 lần mỗi ngày
Làm sao để không bị ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề nguy hiểm. Vậy nên bạn nên thực hiện những lời khuyên dưới đây để phòng tránh tính trạng này:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách với dung dịch vệ sinh phù hợp mỗi ngày 1 -2 lần.
- Không nên quan hệ tình dục bằng miệng. Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục, sử dụng các biện pháp an toàn tình dục.
- Không ngâm mình trong bồn, không thụt rửa, không sử dụng dầu gội, xà bông, xà phòng để rửa vùng kín.
- Lau khô vùng kín sau khi tắm và sau mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện. Đặc biệt lưu ý nên lau rửa từ phía trước ra phía sau để tránh vi khuẩn gần hậu môn lọt vào trong vùng kín.
- Sử dụng quần chip có chất liệu thoáng mát và size vừa vặn với bạn. Nên thay quần nhỏ tối thiểu 1 lần mỗi ngày.
- Thay băng vệ sinh cách 3 – 4h/ lần, không lạm dụng loại băng vệ sinh hằng ngày, không nên chọn băng vệ sinh có mùi thơm. Phân biệt rõ băng vệ sinh ngày và đêm để sử dụng.
- Không sử dụng nước hoa vùng kín hay các loại kem gel tẩy lông. Nếu sử dụng, nên đọc kỹ về thành phần và các cảnh báo kích ứng.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần hoặc tối thiểu 1 năm 1 lần để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe vùng kín.
Chào bạn. Tôi là Trang. Tôi xây dựng website này vì mong muốn được kết nối, chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm tới chị em phụ nữ về cách chăm sóc cơ thể, cải thiện đời sống chăn gối, vươn đến hạnh phúc viên mãn trong hôn nhân và gia đình. 🙂 Tôi tin rằng: Tập luyện và học hỏi là cách tốt nhất để có được sức khỏe và hạnh phúc