Bài viết » Khí hư là gì? Khí hư có màu tiết lộ điều gì?

Khí hư là gì? Khí hư có màu tiết lộ điều gì?

Khí hư, hay còn gọi “huyết trắng”, “dịch âm đạo” là một loại dịch tiết ra từ âm đạo của phụ nữ. Chúng có vai trò quan trọng về sinh lý cũng như hỗ trợ sinh sản. Nhưng biến đổi bất thường về màu sắc, mùi, lượng khí hư có thể cảnh báo những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe phụ sản mà bạn cần đặc biệt lưu tâm.

Khí hư là gì?

Khí hư còn được gọi là dịch tiết âm đạo, bắt đầu xuất hiện ở vùng kín phụ nữ từ độ tuổi dậy thì và giảm dần khi chị em đến độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh do thay đổi nội tiết tố estrogen. Khí hư còn có một số tên gọi khác như “huyết trắng”.

Khí hư bình thường có màu gì?

Khí hư bình thường có màu trắng, dai, không mùi hoặc hơi tanh. Tùy theo nồng độ nội tiết tố nữ của mỗi người và tùy theo độ tuổi mà lượng khi hư của mỗi người, mỗi thời điểm sẽ khác nhau. Khi phụ nữ ở trước kỳ rụng trứng, khi mang thai hoặc quan hệ tình dục, lượng khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn để thực hiện các chức năng của nó về sinh lý, sinh sản.


Hình ảnh dịch âm đạo bình thường

Lượng khí hư theo độ tuổi và chu kỳ kinh nguyệt

  • Tuổi dậy thì đến hết tuổi thiếu niên: Đây là giai đoạn khí hư bắt đầu xuất hiện và có kinh nguyệt.
  • Tuổi 20 đến giai đoạn mãn kinh: Từ năm 20 – 30 tuổi, lượng khí hư của người phụ nữ đạt mức cao nhất, sau đó giảm dần theo sự suy giảm nồng độ nội tiết tố nữ estrogen.
  • Độ tuổi hậu mãn kinh: Thời kỳ hậu mãn kinh, sự điều tiết estrogen bị chững lại, lượng khí hư sụt giảm khiến phụ nữ bị khô âm đạo.

Màu sắc, độ đặc và lượng dịch khí hư cũng thay đổi theo từng ngày, tùy thuộc vào thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt:

  • Ngày 1 – 5: Vào đầu chu kỳ, dịch âm đạo thường sẽ có máu hoặc có màu đỏ, vì cơ thể làm bong lớp niêm mạc tử cung.
  • Ngày 6 – 14: Sau một thời gian, dịch sẽ tiết ít hơn bình thường. Khi trứng bắt đầu phát triển và trưởng thành, chất nhầy cổ tử cung sẽ trở nên đục và có màu trắng hoặc vàng, đôi lúc mang lại cảm giác dính.
  • Ngày 14 – 25: Vài ngày trước khi rụng trứng, chất nhầy sẽ trở nên giống lòng trắng trứng gà, có thể kéo giãn thành sợi. Sau khi rụng trứng, chất nhầy sẽ trở lại màu đục, trắng hoặc vàng.
  • Ngày 25 – 28: Dịch nhầy thông thường sẽ trở nên loãng hơn.

Nhìn chung, cơ thể sẽ tạo ra khoảng 1 – 4ml khí hư mỗi ngày, tương đương ½ muỗng café trong độ tuổi sinh sản. Sau khi rụng trứng, lượng khí hư được tạo ra có thể nhiều gấp 30 lần bình thường. Chị em không cần quá lo lắng về điều này, miễn sao khí hư không có mùi và màu lạ.


Lượng khí hư thay đổi theo độ tuổi và chu kỳ kinh nguyệt

Khí hư – Dịch âm đạo có vai trò gì

Nhiều chị em tưởng rằng đây chỉ là một chất bài tiết, nhưng thực tế không phải vậy. Khí hư (dịch âm đạo) có vai trò là chất bôi trơn trong quá trình quan hệ tình dục, tạo môi trường ẩm ổn định để tinh trùng khỏe mạnh bơi sâu vào trong vòi trứng để thụ thai. Bên cạnh đó, khi hư còn giúp ổn định môi trường sinh dục, duy trì độ ẩm để lợi khuẩn phát triển, hạn chế vi khuẩn có hại và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh trong âm đạo.

Đọc ngay:  Cô bé bị thâm đen? Màu sắc vùng kín thế nào là bình thường?

Khí hư cũng phản ảnh sức khỏe phụ sản của người phụ nữ cũng như ham muốn sinh lý. Lượng khí hư nhiều chứng tỏ nồng độ hormone estrogen cao. Sự thay đổi đột ngột về màu sắc và lượng khí hư có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm của vùng kín.

Khí hư sinh lý

Khí hư sinhh lý là khí hyw bình thường của cơ thể, thường có màu trắng đục, đôi khi có thể hơi ngả vàng một chút. Ở trước và sau giai đoạn rụng trứng, lượng khí hư sẽ ít hơn và đặc hơn. Đến thời điểm rụng trứng, cô bé sẽ điều chỉnh khí hư loãng hơn và ra nhiều hơn, như một cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ tinh.


Nên kiểm tra khí hư hàng ngày

Một số chị em có thể sẽ cảm thấy ẩm ướt khó chịu ở âm đạo trong thời kỳ kinh nguyệt do khí hư tiết ra nhiều hơn. Sự điều chỉnh này của khí hư là hoàn toàn bình thường, vừa để giữ ẩm cho âm đạo, vừa để thay đổi môi trường phù hợp, khiến tinh trùng không xâm nhập được tử cung khi không có trứng, hoặc ngược lại giúp cho tinh trùng vào tử cung dễ dàng khi rụng trứng.

Khí hư bệnh lý

Màu sắc của khí hư hoàn toàn có thể tiết lộ những vấn đề bệnh lý như viêm nhiễm, rối loạn tâm lý. Thậm chí khí hư màu trong cũng có thể cảnh báo những dấu hiệu bệnh lý phụ sản nghiêm trọng. Khi phát hiện các biến đổi bất thường về màu sắc khí hư theo hướng dẫn dưới đây, bạn nên đến ngay các cơ sở khám phụ khoa uy tín để kiểm tra sức khỏe vùng kín của mình.

Tham khảo: Âm đạo bị giãn rộng là do nguyên nhân gì?

Màu khí hư cho biết điều gì?

Khí hư có màu trong

Dịch âm đạo màu trong suốt, hơi trắng và hơi nhầy dính, đôi khi loãng như nước, không mùi. Đây là hiện tượng cảnh báo chị em có thể mắc phải các bệnh lý: u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.

Khí hư có màu trắng ngà

Khí hư có màu trắng ngà, trắng sữa hay màu kem là hiện tượng sinh lý bình thường. Dịch âm đạo có thể lỏng hơn trong những ngày trước kỳ rụng trứng hoặc sau khi trứng được phóng ra khỏi buồng trứng. Trong thời gian rụng trứng thì dịch âm đạo đặc hơn, nhầy hơn và có màu trắng ngà. Đây cũng là thời điểm vàng cho chị em phụ nữ trong việc thụ thai nếu quyết định sinh con.


Dịch âm đạo màu trắng

Khí hư có màu vàng nhạt hoặc khí hư có màu xanh lá

Khí hư hơi ngả vàng nhạt là hiện tượng bình thường trước khi có kinh nguyệt, nhưng cũng có thể cảnh báo dấu hiệu bất thường do nhiễm trùng. Chính vì thế cần đánh giá thêm về mùi khí hư và kết cấu, giai đoạn kinh nguyệt khi phát hiện.


Dịch âm đạo màu xanh lá

Nếu đi kèm với mùi lạ hoặc dịch âm đạo có màu vàng sẫm, xanh lá thì nên đến ngay phòng khám phụ khoa để kiểm tra bởi bạn có thể bị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc bệnh lây nhiễm đường tình dục như nhiễm trichomonias, bệnh lậu, chalamydia, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung.

Khí hư màu đỏ hoặc đỏ nâu

Màu đỏ chính là cảnh báo sự xuất hiện của máu. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong ngày đèn đỏ, khí hư có màu đỏ sẽ là hiện tượng bình thường, dần dần sẽ chuyển sang đỏ nâu ở những ngày cuối kỳ kinh. Nếu màu đỏ này không nằm trong ngày đèn đỏ, đây có thể là lời cảnh báo cho các vấn đề sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ra máu giữa các kỳ kinh
  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Dùng thuốc tránh thai nội tiết
  • Rụng trứng
  • U nang buồng trứng
  • Nhiễm trùng, bao gồm cả các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Máu báo thai (trứng đã được thụ tinh và làm tổ ở tử cung)
  • Thai ngoài tử cung
  • Sẩy thai
  • Sản dịch
  • Tiền mãn kinh
  • Ung thư
Đọc ngay:  10 điểm nhạy cảm trên cơ thể đàn ông - Kích thích là hưng phấn

Khí hư màu hồng
Dịch âm đạo màu đỏ, đỏ nâu là nguy hiểm

Khí hư màu xám

Tưởng rằng khí hư màu xám rất hiếm gặp nhưng đây lại là triệu chứng của một bệnh phụ khoa rất phổ biến là nhiễm khuẩn âm đạo, hay có thể nói là viêm âm đạo do vi khuẩn. Dịch âm đạo màu xám có thể đi kèm với nhiều biểu hiện khác như ngứa ngáy vùng kín, dịch âm đạo có mùi tanh, ửng đỏ xung quanh âm hộ, nóng rát khi đi tiểu. Trong trường hợp này bạn nên đi khám phụ khoa. Bác sỹ có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng sinh đường uống để tiêu diệt vi khuẩn, trả lại sự sạch sẽ cho âm đạo.


Dịch âm đạo có màu xám đen

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng đây có thể là biểu hiện của sự lây nhiễm bệnh qua đường tình dục như bệnh lậu, ung thư âm đạo, nhiễm trichomonas, chlamydia.

Khí hư có màu hồng thì sao?

Khí hư có thể chuyển sang màu hồng nhạt, dần dần đậm hơn và có thể lẫn theo cả máu. Đây là sự báo hiệu bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt, hoặc cho thấy trứng đã thụ tinh, làm tổ trong tử cung bắt đầu thai kỳ.

Khí hư màu hồng
Dịch âm đạo có màu hồng

Tuy nhiên, nếu bạn thấy khí hư màu hồng sau khi quan hệ tình dục hoặc kích thích âm đạo, có thể cho thấy âm đạo đã bị xầy xước. Khí hư màu hồng cũng có thể là biểu hiện của:

  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Tác dụng của thuốc tránh thai
  • U nang buồng trứng
  • Thai ngoài tử cung
  • Sẩy thai
  • Sản dịch
  • Viêm vùng chậu
  • Bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia
  • U xơ tử cung
  • Tiền mãn kinh
  • Ung thư

Khí hư bị vón cục?

Các bác sỹ sản phụ khoa cho biết: Khí hư vón cục có thể là một hiện tượng bình thường của âm đạo khi lượng khí hư ít và đặc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài khoảng 5 – 7 ngày thì hãy đi khám ngay để phát hiện sớm nguy cơ của một số bệnh lý như:

Nhiễm vi khuẩn nấm Candida: heo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 70% nữ giới mắc phải bệnh lý này. Ngoài ra, 90% phụ nữ mắc bệnh viêm phụ khoa xuất phát từ tình trạng nhiễm nấm Candida. Tình trạng khí hư vón cục hoặc như bã đậu kèm mùi hôi, kéo theo ngứa ngáy, đau rát âm đạo vào buổi tối là triệu chứng điển hình của bệnh lý này.


Hãy cẩn thận khi thấy dịch tiết âm đạo vón cục hoặc giống bã đậu

Bệnh viêm phần phụ: Viêm phần phụ thường xảy ra với những chị em phụ nữ vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không vệ sinh vùng kín hàng ngày. Bên cạnh đó, thói quen quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục với nhiều người, không vệ sinh kỹ trước và sau khi quan hệ tình dục có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập dẫn tới viêm phần phụ, gây ra tình trạng dịch âm đạo vón cục kèm theo mủ (dịch vàng) và mùi hôi khó chịu. Nếu không được thăm khám và xử lý kịp thời, viêm phần phụ dài ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe người bệnh.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Khí hư vón cục có màu như sữa đặc, đục, có mùi hôi và tạo thành mảng là triệu chứng dễ nhận biết của viêm lộ tuyến cổ tử cung. Khi quan hệ tình dục, bệnh nhân cũng dễ bị chảy máu tử cung. Dựa theo mức độ mùi vùng kín, các bác sỹ có thể nhận biết mức độ nặng nhẹ của bệnh, nếu mùi càng nồng nặc khó chịu, thì tức là bệnh đã chuyển biến nặng hơn.

Đọc ngay:  Âm đạo có mùi hôi? 5 Cách loại bỏ mùi hôi âm đạo ngay tại nhà

Viêm vùng chậu: Dịch âm đạo vón cục kèm theo mùi tanh, đôi khi có thể đau bụng dưới và ra máu âm đạo là dấu hiệu viêm vùng chậu. Viêm vùng chậu hay còn được gọi tắt là PID, là một căn bệnh liên quan đến sự nhiễm trùng âm đạo. Bệnh lý này thường phát sinh do vi khuẩn tấn công vào âm đạo hoặc một số bộ phận khác có liên quan đến khả năng sinh sản.

Dựa theo cảm nhận của bạn về tình trạng dịch âm đạo cũng như các triệu chứng đi kèm khác, hãy cân nhắc đến thăm khám phụ khoa để xác định chính xác nguyên nhân và được tư vấn cách khắc phục kịp thời, phòng ngừa bệnh lý phụ sản.


Kiểm tra dịch tiết âm đạo hàng ngày để phát hiện bất thường

Khi nào thì nên đi khám phụ khoa?

Các triệu chứng phối hợp dưới đây kèm theo biến đổi bất thường của màu sắc, mùi dịch âm đạo, bạn nên đi khám phụ khoa:

  • Ngứa.
  • Đau đớn.
  • Cảm giác nóng rát khi bạn đi tiểu.
  • Mùi hôi nồng nặc.
  • Chảy máu âm đạo.
  • Dịch tiết âm đạo có màu xám.
  • Chảy máu kho không tới kỳ kinh nguyệt.

Bạn có thể tham khảo băng dưới đây về màu sắc dịch âm đạo có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như sau:

Trắng trong trắng Vàng-xanh Màu đỏ Hồng Xám
Sự mất cân bằng của hormone nhiễm trùng nấm men bệnh lậu hoặc chlamydia nhiễm trùng âm đạo cổ tử cung viêm âm đạo do vi khuẩn (BV)
viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) nhiễm trichomonas ung thư ( cổ tử cung, tử cung )
viêm âm đạo viêm desquamative (DIV)

Cách phòng ngừa khí hư bệnh lý

  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục. Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng. Nên áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ như sử dụng bao cao su.
  • Mặc quần lót  chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và tránh quần áo quá chật. Đồng thời nên thay đồ lót tối thiểu mỗi ngày 1 lần. Đặc biệt, trong những ngày khí hư ra nhiều, có thể sử dụng băng vệ sinh hoặc thay đồ lót thường xuyên hơn để giữ vùng kín luôn sạch sẽ.
  • Tránh sử dụng sản phẩm vệ sinh có mùi hương hoặc thụt rửa quá nhiều, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong âm đạo, tử cung, đồng thời làm mất cân bằng pH âm đạo.
  • Giữ cho âm đạo sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên bằng xà phòng nhẹ và nước ấm. Có thể pha thêm một chút muối trắng vào nước ấm khi vệ sinh vùng kín rồi lau khô.
  • Sau khi đi vệ sinh, luôn luôn lau từ trước ra sau để ngăn vi khuẩn có hại gần hậu môn xâm nhập vào âm đạo và gây nhiễm trùng.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm 1 lần.
  • Luôn giữ trạng thái tâm lý thư giãn, giảm bớt căng thẳng để phòng ngừa mất cân bằng nội tiết tố.


Phòng tránh bệnh lý vùng kín bằng lối sinh hoạt lành mạnh

Chủ động lắng nghe tình trạng sức khỏe của bản thân là yếu tố quan trọng nhất để bạn đưa ra quyết định. Tuy nhiên hãy luôn cẩn trọng với mỗi thay đổi bất thường của cơ thể, để luôn khỏe mạnh và tự tin trong cuộc sống hôn nhân gia đình.