Bài viết » Tầng sinh môn là gì? Rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh nở

Tầng sinh môn là gì? Rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh nở

Tầng sinh môn (TSM) là từ khóa mà rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm trong chủ đề về quan hệ tình dục và sinh nở. Ta thường nghe thấy các bác sỹ nói “rạch tầng sinh môn” hay “khâu tầng sinh môn”. Vậy tầng sinh môn là gì và 5 điều chị em cần biết về giãn tầng sinh môn sau sinh sẽ được Trang chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là một hệ thống sinh lý quan trọng ở phụ nữ, với nhiều vai trò quan trọng trong tiếp nhận tinh trùng, nuôi dưỡng thai nhi và giao hợp tình dục.


Tầng sinh môn là phần mềm giữa âm hộ và hậu môn

Tầng sinh môn nằm ở đâu?

Tầng sinh môn chính là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3 – 5cm. Đối với nữ, bạn có thể xem hình ảnh dưới đây để biết vị trí tầng sinh môn (khuất phía dưới âm hộ). Đối với nam, TSM nằm ở phía ngoài, dưới bìu và kéo dài tới hậu môn.

Cấu tạo của tầng sinh môn

  • Tầng sinh môn được cấu tạo gồm 3 tầng với các thành phần mềm gồm gân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu.
  • Tầng sâu: Gồm cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi hai lá cân của TSM sâu.
  • Tầng giữa: Gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo, cả hai cơ này đều nằm ở tầng sinh môn trước và được bao bọc bởi hai lá cân TSM giữa.
  • Tầng nông: Bao gồm năm cơ (cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn và cơ thắt hậu môn) trong đó có cơ thắt hậu môn nằm ở TSM sau, bốn cơ còn lại nằm ở tầng sinh môn trước.


Minh họa rạch TSM

Tầng sinh môn có chức năng gì?

Hầu hết mọi người tưởng rằng TSM chỉ là một phần mềm bình thường trên cơ thể không có chức năng gì. Nhưng thực tế khoa học chứng minh điều ngược lại. TSM là một phần của bộ phận sinh sản, có vai trò rất quan trọng, bao gồm: Bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như âm đạo, trực tràng, bàng quang, tử cung, là cửa giao hợp đáp ứng nhu cầu tình dục cho các chị em phụ nữ.


Tầng sinh môn có chức năng quan trọng về sinh lý và thẩm mỹ

Vai trò của TSM trong sinh nở lại càng quan trọng hơn, bởi đặc tính dễ giãn nở, chúng giúp cho việc đưa thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn. Chính vì vậy, nếu tầng sinh môn không có khả năng giãn nở tốt,d dặc biệt với các chị em đẻ tập 1 (sinh lần đầu tiên), rất dễ bị rách tầng sinh môn và tổn thương. Hậu quả về sau là các vấn đề thẩm mỹ vùng kín, cũng như làm cho chất lượng đời sống tình dục suy giảm hơn do cô bé giãn rộng hơn khiến mức độ khoái cảm và khả năng lên đỉnh thấp hơn. Bên cạnh đó, đối với những người phụ nữ có tâm lý không vững vàng, điều này có thể khiến họ suy nghĩ, lo lắng nhiều hơn và dẫn đến lãnh cảm, chán nản tình dục, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Đọc ngay:  Âm đạo có mùi hôi? 5 Cách loại bỏ mùi hôi âm đạo ngay tại nhà

Tại sao bác sỹ thường rạch tầng sinh môn khi đỡ đẻ?

Tuy có vai trò quan trọng như vậy, nhưng hiện nay ra thường thấy các bác sỹ thực hiện thao tác rạch TSM khi đỡ đẻ. Lý giải cho điều này, ác sĩ Nguyễn Thị Minh Tuyết – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park giải đáp rằng:

Thực tế khi sinh thường, khả năng giãn nở của TSM có giới hạn, sẽ rất khó để đáp ứng cho các thai nhi có kích thước đầu quá lớn chui lọt ra bên ngoài. Đặc biệt, với sản phụ sức yếu, khả năng “rặn đẻ” co bóp tử cung khôg đủ mạnh rất dễ cho quá trình đỡ đẻ trở nên khó khăn, tốn thời gian, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé. Ngoài ra, nếu sản phụ rặn quá mạnh mà TSM khôn giãn theo được, cũng sẽ gây rách TSM bị động, rất dễ gây ra tình trạng mất máu, nhiễm trùng nguy hiểm, nhẹ nhàng hơn thì mất thẩm mỹ.


Bác sỹ thực hiện thủ thuật rạch TSM

Tổng kết lại, có 6 lý do bác sỹ rạch tầng sinh môn của sản phụ như sau:

  • TSM của người mẹ cứng, dày, hẹp, âm hộ và TSM phù nề do chuyển dạ kéo dài, thăm khám nhiều.
  • Trong các bệnh lý của mẹ cần cho thai phải sổ nhanh để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ: như suy tim, tiền sản giật, cao huyết áp.
  • Thai nhi có chỉ số to toàn bộ hoặc đầu to.
  • Thai nhi có một số kiểu sổ bất thường như: sổ chẩm cùng, ngôi mặt, ngôi mông.
  • Thai non tháng, thai có nguy cơ bị ngạt.
  • Rạch TSM khi làm các thủ thuật như forceps, giác hút, đỡ sinh ngôi mông…

Chính vì những lý do đó, các bác sỹ sản khoa thường thực hiện thủ thuật rạch một đường nhỏ ở TSM, kéo dài khoảng từ 1 – 3cm để giúp thai nhi thoát ra ngoài dễ dàng, nhanh chóng hơn, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé.

Đối với những bà mẹ mang thai có sức khỏe tốt, TSM giãn nở nhiều và thai nhi có kích thước vòng đầu không quá lớn, các bác sỹ có thể bỏ qua không thực hiện thủ thuật này.

Rạch tầng sinh môn như thế nào?

Rạch tầng sinh môn là quá trình các bác sỹ sử dụng dao và kéo cắt một vùng da nhỏ phía dưới cửa âm đạo về phía hậu môn để tạo ra sự thông thoáng cho thai nhi dễ dàng chui ra ngoài hơn khi mẹ sinh thường. Phương pháp này giúp ngăn ngừa các nguy cơ rách âm đạo nhiễm trùng hoặc ngạt thai, v.v… giữ an toàn cho cả mẹ và bé khi sinh nở.


Minh họa rạch TSM

Trước khi thực hiện, nữ hộ sinh hoặc bác sỹ sản khoa sẽ kiểm tra tổng thể trạng thái sức khỏe của sản phụ, bao gồm tình trạng huyết áp, huyết âm đạo, mạch máu, v.v… để chắc chắn không còn sót nhau thai, co tử cung tốt, không rách âm đạo từ trước. Đồng thời, hộ sinh sẽ chuẩn bị đầy đủ các vật tư, thuốc men cho bác sỹ thực hiện thủ thuật, bao gồm: Bộ cắt khâu (bao gồm 1 kéo thẳng đầu tù, 1 kìm cặp kim, 1 nhíp,1 kẹp sát trùng, 1 cốc đựng dung dịch sát trùng); chỉ khâu (chỉ vicryl rapid hoặc chỉ catgut, plain, …); dung dịch sát trùng; 1 bơm tiêm 5ml; Lidocain 2%.

Đọc ngay:  Sa giãn tầng sinh môn là gì? Vì sao có hiện tượng sa giãn tầng sinh môn?

Quá trình rạch tầng sinh môn trải qua 3 bước như sau:

Bước 1: Sát trùng vùng âm hộ tầng sinh môn.

Bước 2: Gây tê vùng TSM định cắt bằng Lidocain 2%. Nếu người bệnh đã được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau rồi thì không cần gây tê tại chỗ nữa.

Bước 3: Bác sĩ tiến hành cắt TSM.

  • Sản phụ nằm tư thế sinh thường, trong cơn co tử cung, khi TSM và âm hộ phồng căng hoặc khi kéo forceps, giác hút dùng một kéo thẳng và sắc cắt TSM chếch 450 tại vị trí 7 giờ từ mép sau của âm hộ (thường cắt ở bên phải của sản phụ). Cắt 2 – 4 cm tùy mức độ cần thiết. Đường cắt này sẽ cắt các cơ thắt âm hộ, cơ ngang nông và sâu, cùng với thành âm đạo và da vùng TSM
  • Không cắt TSM sâu tới cơ nâng hậu môn.
  • Không cắt ngang vị trí 9 giờ để tránh vào những tổ chức dễ chảy máu như tuyến Bartholin, các tổ chức xốp vùng âm hộ và cũng không cắt theo đường giữa để tránh nút thớ trung tâm vùng sinh môn, cơ thắt hậu môn và trực tràng.
  • Thường cắt 1 bên là đủ, nếu cần thiết thì cắt cả 2 bên.


Sản phụ rách TSM và khâu phục hồi

Tham khảo: Dấu hiệu nhận biết cô bé của bạn bị giãn rộng

Khâu tầng sinh môn như thế nào?

Quá trình khâu tầng sinh môn thì đơn giản hơn. Tuy nhiên, thẩm mỹ tầng sinh môn sau sinh có đẹp hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào sự thành thạo, khéo léo và kinh nghiệm tay nghề của bác sỹ.

  • Nếu đường cắt TSM không rách thêm, chúng ta sẽ thực hiện 3 mũi khâu vắt:
  • Mũi khâu vắt thứ nhất bắt đầu từ trên vết cắt trong âm đạo 0,5 – 1cm ra tới gốc của màng trinh phía ngoài; khâu hết đến tận đáy kéo hai mép của âm đạo gốc của màng trinh sát vào nhau.
  • Mũi khâu vắt thứ hai: bắt đầu từ đỉnh của vết cắt TSM phía ngoài vào tới gốc của màng trinh phía trong. Khâu từ phần dưới da cho đến gốc của màng trinh phía trong.
  • Khâu vắt dưới da hoặc trong da để tạo cho sẹo tầng sinh môn nhỏ và mềm mại. Nếu vết rách sâu ở trong âm đạo và rách sâu ở TSM thì chúng ta phải khâu mũi rời. Khâu da nên khâu luồn trong da bằng chỉ vicryl rapid để cho sẹo nhỏ và mềm mại.

Đặc biệt lưu ý: Chỉ khâu tầng sinh môn khi chắc chắn nhau thai đã sổ, không sót nhau, đã kiểm soát được đờ tử cung và các sang chấn đường sinh dục.


MInh họa thủ thuật khâu TSM

Bên cạnh đó, cần theo dõi sát sao tình trạng TSM sau khi được khâu, để phòng tránh và kịp thời xử lý các tai biến khi rách tầng sinh môn:

  • Giữ vết khâu sạch và khô. Cắt chỉ vào ngày thứ 5 nếu khâu da bằng chỉ không tiêu.
  • Nếu vết khâu không liền do nhiễm khuẩn phải xử trí tại chỗ, không khâu lại ngay.
  • Nếu chảy máu do có khoảng trống giữa các lớp khâu: khâu lại cho các lớp liền và ép vào nhau.
  • Nhiễm khuẩn: Cắt chỉ TSM cách quãng, rửa sạch, kháng sinh tại chỗ và toàn thân. Vệ sinh, rửa bằng dung dịch sát trùng, sử dụng kháng sinh điều trị
Đọc ngay:  Cô bé bị thâm đen? Màu sắc vùng kín thế nào là bình thường?

Theo dõi và chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh thường

Các chị em phụ nữ cần bổ sung kiến thức về chăm sóc và theo dõi vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường vì đây là thông tin cực kỳ quan trọng, giúp vết khâu mau lành và phòng ngừa biến chứng.

  • Sau khi khâu tầng sinh môn, chắc chắn bạn sẽ còn rất đau ở vị trí này. Có thể chườm lạnh giúp giảm đau và giảm viêm, sưng, hoặc cũng có thể ngồi vào bồn nước lạnh, ngập khu vực TSM, sau đó lau với khăn sạch, khô và mềm. Khi lau, nên lau từ phía trước ra sau hậu môn để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn.
  • Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để bớt đau, nhưng hãy lưu ý hỏi bác sỹ kê cho thuốc giảm đau không ảnh hưởng tới sữa mẹ.
  • Hạn chế ngồi, nếu ngồi thì nên ngồi trên đệm mềm hoặc đệm hơi để thoải mái hơn.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong khoảng 2 tháng đầu sau sinh để đảm bảo vết khâu TSM đã lành hoàn toàn, tránh tác động mạnh gây rách tầng sinh môn.
  • Giữ vết khâu sạch sẽ, đặc biệt khi tiểu tiện. Nếu bạn bị táo bón, hãy dùng thuốc làm mềm phân để không phải rặn mạnh, rất dễ gây rách chỉ khâu tầng sinh môn ở những ngày đầu sau sinh.
  • Luôn đảm bảo vết khâu khô ráo, sạch sẽ. Có thể rửa bằng vòi sen nhẹ để vệ sinh. Đặc biệt không nên thụt rửa, dùng tampon hoặc làm chuyện ấy khi chưa thấy vết khâu lành hẳn.
  • Hạn chế vận động mạnh, như chạy bộ, đi lại nhanh để vết khâu không bị rách.
  • Ăn uống với chế độ dinh dưỡng khoa học, nên ăn các đồ ăn mềm, dễ tiêu, uống nhiều canh và nước để lợi sữa và đề phòng nguy cơ táo bón.
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh để giữ sạch khu vực vết khâu
  • Nghỉ ngơi một thời gian, hạn chế làm việc để vết thương chóng lành. Có thể đi lại nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, giúp cơ thể khỏe mạnh và mau liền vết khâu tầng sinh môn.


Sau sinh bà mẹ nên nghỉ ngơi nhiều để mau hồi phục

Thẩm mỹ tầng sinh môn có quan trọng không?

TSM không chỉ có vai trò quan trọng về sinh lỹ, mà còn có vai trò rất quan trọng về thẩm mỹ. Sau nhiều lần sinh nở hoặc sự lão hóa của cơ thể khi tuổi tác ập đến, TSM nói riêng và “cô bé” nói chung của các chị em phụ nữ cũng lão hóa, mất thẩm mỹ hoặc bị giãn rộng, khiến cho cuộc yêu không được thăng hoa.

Tầng sinh môn đẹp giúp chị em tự tin hơn chuyện chăn gối

Khâu tầng sinh môn đẹp, thẩm mỹ không chỉ giúp cho phụ nữ tự tin hơn sau này, mà còn giúp cho đối phương có thêm sự hung phấn, mang lại những khoái cảm cao trào trong sinh hoạt tình dục.

Để lại bình luận: