Bài viết » Nghiên cứu khoa học của bài tập cơ sàn chậu (Bài tập Kegel)

Nghiên cứu khoa học của bài tập cơ sàn chậu (Bài tập Kegel)

Bai tap kegel

Từ trước đến nay, các bài tập kegel vật lý trị liệu phục hồi sàn chậu đã được các chuyên gia, bao gồm cả bác sĩ vật lý trị liệu, bác sỹ phụ khoa và bác sỹ tiết niệu khuyên thực hiện. Cụ thể hiệu quả của bài tập cơ sàn chậu như thế nào đối với nam và nữ giới, đặc biệt là phụ nữ sau sinh sẽ được chia sẻ trong bài viết này, cùng với các nguyên tắc để áp dụng hiệu quả nhất.

Sàn chậu là gì và sự ra đời của bài tập kegel

Sàn chậu là một tập hợp các cấu trúc cơ và các mô liên kết xương chậu có tác dụng nâng đỡ và hỗ trợ các cơ quan như bàng quang, âm đạo, tử cung, và trực tràng. Nó có thể thường xuyên bị ảnh hưởng hoặc suy yếu hơn với phụ nữ do các yếu tố mang thai, sinh nở, và thời kỳ mãn kinh, hoặc do thói quen đi tiểu kém, táo bón, chơi thể thao cường độ cao hoặc hoạt động vận động chuyên nghiệp, v.v. Kết quả là, các vấn đề rối loạn chức năng sàn chậu có thể xảy ra, bao gồm (nhưng không giới hạn) hội chứng tiểu không tự chủ, đại tiện không tự chủ, các vấn đề tình dục như giảm khoái cảm do giảm áp lực và ma sát trong âm đạo khi quan hệ, đau vùng chậu và sa sinh dục (sa tử cung và sa bàng quang).

Vào cuối những năm 1940, bác sĩ phụ khoa Arnold Kegel đã giới thiệu bài tập cơ sàn chậu (được đặt theo tên ông là bài tập kegel) cho phụ nữ để cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ. Phương pháp này mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phục hồi chức năng các cơ sàn chậu, giảm mức độ tiểu không tự chủ và mang lại nhiều lợi ích về tình dục, sức khỏe cho phụ nữ. Bài tập cơ sàn chậu đã phổ biến theo cấp số nhân trên toàn thế và đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị các rối loạn tương tự ở nam giới và trẻ em. Việc áp dụng phương pháp này thông qua tập luyện trực tiếp, điện trị liệu, kỹ thuật giảm áp lực bụng, phản hồi sinh học, liệu pháp tiết niệu… đã nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bác sỹ Kegel

Bác sỹ Kegel

Năm 1948, với tư cách là giáo sư sản phụ khoa tại Hoa Kỳ, bác sĩ Arnold Kegel là người người đầu tiên đề xuất tập luyện cơ sàn chậu thông qua một loạt các bài tập lặp đi lặp lại thường xuyên. Hiệu quả của chúng đã được chứng minh trong một bài báo có tiêu đề “Bài tập tiến bộ trong việc phục hồi chức năng của các cơ đáy chậu”. Trong nghiên cứu đó, 64 bệnh nhân được điều trị để cải thiện rối loạn chức năng vùng chậu, tiểu không tự chủ khi gắng sức (SUI) hoặc phụ nữ sau sinh hoặc bị sa sinh dục. Bài tập được thực hiện bằng cách co bóp các cơ xung quanh lỗ hậu môn, âm đạo, niệu đạo theo hướng vào trong cơ thể.

Đọc ngay:  10 thói quen của phụ nữ khiến chồng chán chồng chê

Để cải thiện hiệu quả bài tập, nâng cao hiệu suất phục hồi cơ sàn chậu (không bao gồm cơ bụng và cơ mông), Tiến sỹ Kegel cùng vợ của mình đã chế tạo ra các thiết bị hỗ trợ tập luyện, để giúp người tập có thể thực hiện được các cơn co thắt cơ sàn chậu liên tục trong thời gian dài. Các thiết bị đó đã được bán phổ biến trong suốt 30 năm cho đến 3 năm sau ngày mất của ông.

Bài báo về bài tập Kegel mô tả cách các bệnh nhân được hướng dẫn để thực hiện co cơ. Bước đầu tiên bao gồm nhận biết các cấu trúc giải phẫu vùng chậu. Bước thứ hai bao gồm thăm dò để xác minh sự co lại và trương lực của cơ âm đạo và xác định xem bệnh nhân biết những cơ đó đã co lại hay không khi thực hiện động tác.

Cuối cùng, bước thứ ba là đánh giá sự cải thiện của lực co cơ và khả năng kiểm soát cơ sàn chậu. Trong những năm 1960 và đầu những năm 1970, các bác sỹ thường chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân tiểu không tự chủ. Bài tập Kegel là phương pháp điều trị không phẫu thuật đầu tiên được khuyến nghị, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, học cách co các cơ sàn chậu không phải là điều dễ dàng. 40% không thể tập luyện bài tập kegel lâu dài.

Tập kegel giúp cải thiện són tiểu

Tập kegel giúp cải thiện són tiểu

Để tạo điều kiện giúp các bệnh nhân tập luyện dễ dàng hơn, họ được hướng dẫn để tưởng tượng việc ngăn chặn sự thoát ra của nước tiểu hoặc phân (nhịn vệ sinh). Tuy nhiên, trong 50% trường hợp, việc thực hiện sai động tác khiến bệnh nhân sử dụng cơ bụng hoặc cơ mông nhiều hơn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Những năm 1950 – 1952, các nghiên cứu của Kegel cho thấy áp lực trong âm đạo của một phụ nữ khỏe mạnh, là 25 mmHg và có thể đạt 45 mmHg với sự co cơ chủ ý. Sau đó, một nhóm các chuyên gia y tế phát hiện ra rằng sự co lại của các cơ đó là liên quan đến khả năng cực khoái, như đã thảo luận trong nghiên cứu của Kline-Graber và Graber (1978), và sau đó là Masters và Johnson (1966).

Từ năm 1970 đến 1992, nhiều nghiên cứu khác của các nhà khoa học về kích thích điện trong điều trị rối loạn cơ sàn chậu (Magnus Fall, ở Thụy Điển năm 1970), Cải tạo tầng sinh môn (Bourcier, năm 1980), Kỹ thuật phục hồi chức năng sàn chậu (Hiệp hội Kiểm soát Tiểu tiện Quốc tế, năm 1992) cũng ủng hộ mạnh mẽ việc tập luyện các bài tập kegel, khuyến cao mọi người nên tập luyện hàng ngày.

Bài tập cơ sàn chậu (Bài tập kegel)

Bài tập cơ sàn chậu tập trung vào các mục tiêu tập luyện cơ bắp, làm săn chắc các cơ sàn chậu, qua đó cải thiện chức năng hỗ trợ các cơ quan vùng chậu, tăng sức đề kháng của niệu đạo, phòng ngừa và cải thiện tiểu không tự chủ, sa sinh dục, tăng chất lượng đời sống tình dục.

Đọc ngay:  Máy tập kegel cho nữ Fitcute: 20 thắc mắc được giải đáp

Khi thực hiện bài tập cơ sàn chậu, cần chú ý đến các vấn đề:

  1. Sức mạnh cơ bắp hoặc lực tối đa
  2. Sức bền (khả năng giữ cơ co lại trong thời gian tối đa)
  3. Khả năng kiểm soát hay Sức bền động (Khả năng lặp đi lặp lại động tác co cơ số lần cụ thể trong một khoảng thời gian tối ưu)
Tập Kegel giữ cơ trong 5s

Tập Kegel giữ cơ trong 5s tư thế ngồi

Trong vật lý trị liệu, các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân tập luyện ngay trong khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các nhóm phụ nữ sau sinh, phụ nữ mãn kinh hoặc các phụ nữ đang gặp vấn đề như tiểu không tự chủ, sa sinh dục rất được khuyến khích.

Tư thế tập luyện thông thường là nằm ngửa. Khi thực hiện được một cơn co cơ sàn chậu càng lâu thì thời gian cần để cơ nghi ngơi thư giãn cũng kéo dài hơn.

Bài tập cơ sàn chậu với phương pháp phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học hiện là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong tập luyện cơ sàn chậu nhằm giúp người bệnh tập luyện đúng động tác và đo lường được tình trạng cơ sàn chậu. Arnold Kegel (1959) là người đầu tiên giới thiệu phương pháp này thông qua đo lường áp suất bên trong âm đạo khi thực hiện bài tập cơ sàn chậu. Ngày nay, nhiều thiết bị hỗ trợ tập kegel cũng sử dụng phương pháp này, bằng cách trang bị các cảm biến đo áp lực trong âm đạo và gửi số liệu về thiết bị hiển thị, như điện thoại thông minh, qua đó đo lường được chính xác tình trạng cơ sàn chậu, sức mạnh, sức bền cũng như khả năng kiểm soát cơ.

Máy tập kegel fitcute ứng dụng phản hồi sinh học

Máy tập kegel fitcute ứng dụng phản hồi sinh học

Bài tập cơ sàn chậu: Phương pháp xung điện

Sau này, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu thêm các phương pháp kích thích điện tác động vào các dây thần kinh tạo ra phản xạ co cơ sàn chậu. Tuy nhiên phương pháp sử dụng xung điện này rất phức tạp và đắt đỏ nên không được phổ biến.

Phương pháp: Tạ âm đạo

Một phương pháp nữa để thực hiện bài tập cơ sàn chậu là sử dụng các quả bóng tạ đặt trong âm đạo. Chúng có khối lượng từ 25g đến 75g, đặt bên trong âm đạo. Khi đó người tập tập ở tư thế đứng, nhiệm vụ là phải co siết cơ âm đạo và không để chúng tuột ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này không nên tập liên tục quá 15 phút, bởi có thể gây đau, giảm lưu lượng máu và oxy.

Bóng tạ âm đạo

Bóng tạ âm đạo

Bên cạnh việc thực hiện bài tập, người tập cần chú ý đến vấn đề thể chất và hành vi. Tránh hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, tăng cân béo phì, khiêng vác vật nặng, táo bón, đi tiểu rắt hoặc các thói quen có hại cho sức khỏe.

Tham khảo:

  1. Gonzalez L, et al. Programa protocolizado de fortaleci[1]miento del piso pelviano para la mujer adulta. Arch Gin Obs 2004;42(1):10.
  2. Levitt EE, et al. Intravaginal pressure assessed by the Kegel perineometer. Arch Sex Behav 1979;8(5):425-30.
  3. Fitz FF, et al. Biofeedback for the treatment of female pelvic floor muscle dysfunction: a systematic review and meta-analysis. Int Urogynecol J 2012;23(11):1495-516. DOI: 10.1007/s00192-012-1707-1
  4. Ladi Seyedian SS, et al. Combined functional pelvic floor muscle exercises with Swiss ball and urotherapy for man[1]agement of dysfunctional voiding in children: a randomized clinical trial. Eur J Pediatr 2014;173(10):1347-53. DOI: 10.1007/s00431-014-2336-0
  5. Mulders MM, et al. Urotherapy in children: Quantitative measurements of daytime urinary incontinence before and after treatment according to the new definitions of the International Children´s Continence Society. J Pediatr Urol 2011;7(2):213-8. DOI: 10.1016/j.jpurol.2010.03.010
  6. Dumoulin C, et al. Pelvic floor muscle training versus no treat[1]ment , or inactive control treatments, for urinary incontinence in women. Cochrane Database Syst Rev 2014;(5):CD005654. DOI: 10.1002/14651858.CD005654.pub3
  7. Kegel A. Progressive resistance exercise in the functional restoration of the perineal muscles. Am J Obstet Gynecol 1948;56(2):238-48.
  8. Krishna Dass A, et al. Diagnosis and conservative man[1]agement of female stress urinary incontinence. Gynecol Minim Invasive Ther 2013;2(2):48-51. DOI: https://doi.org/10.1016/j.gmit.2013.02.005
  9. Konstantinos H, et al. Dilemmas in the management of female stress incontinence: the role of pelvic floor muscle training. Int Urol Nephrol 2007;38(3–4):513-25. DOI: 10.1007/s11255-006-0085-3
  10. Vickers D, Davila GW. Kegel Exercises and Biofeedback. In: Davila G., Ghoniem G., Wexner S., editors. Pelvic Floor Dysfunction. London: Springer, 2008;303-10.
  11. Silva AMN, Oliva LMDP. Exercícios de Kegel associados ao uso de cones vaginais no tratamento da incontinên[1]cia urinária: Estudo de caso. Sci Med (Porto Alegre). 2011;21(4):1736. Dirección URL: <http://revistaseletroni[1]cas.pucrs.br/ojs/index.php/scientiamedica/article/view[1]File/8982/7238>.
  12. Bump RC, et al. Assessment of Kegel pelvic muscle exercise performance after brief verbal instruction. Am J Obstet Gynecol 1991;165(2):322-9.
  13. Bo K, et al. Evidence Based-Physical Therapy for the Pelvic Floor. Churchill Livingstone: Elsevier, 2007;438.
  14. Moreno A. Fisioterapia em Uroginecologia -. 2a edição. Moreno A, editor. Brasil: Manole, 2009;226.
  15. Ibrahim I, et al. Efficacy of biofeedback-assisted pelvic floor muscle training in females with pelvic floor dysfunction. Alexandria J Med 2015;51(2):137-42. DOI: https://doi.org/10.1016/j.ajme.2014.06.001
  16. Berghmans B. The role of the pelvic physical therapist. Actas Urol Esp 2006;30:110-22.
  17. Bø K, et al. Evidence-based physical therapy for the pelvic floor: bridging science and clinical practice. Evidence-based Physical Therapy for the Pelvic Floor: Bridging Science and Clinical Practice. 2007. 1-8 p.
  18. Ramirez Garcia I, et al. Rehabilitación del suelo pélvico femenino. García IR, editor. Bogota: Panamericana, 2013;200.
  19. Palma P. Urofisioterapia Aplicações Clínicas das Técnicas Fisioterapêuticas nas Disfunções Miccionais e do Assoalho Pélvico. 2a ed. Palma P, editor. Campinas: Personal Link Comunicações Ltda; 2014. 576 p.
  20. Park H, Han D. The effect of the correlation between the contraction of the pelvic floor muscles and diaphragmatic motion during breathing. J Phys Ther Sci 2015;27:2113-2115.
  21. Burgio KL. Update on Behavioral and Physical Therapies for Incontinence and Overactive Bladder: The Role of Pelvic Floor Muscle Training. Curr Urol Rep 2013;14(5):457-64.
  22. Rioja Toro J, González Rebollo a., Estévez Poy P. Pruebas de evaluación en la incontinencia urinaria femenina. Rehabil 2005;39(6):358-71.
  23. Burgio KL. Behavioral Treatment of Urinary Incontinence, Voiding Dysfunction, and Overactive Bladder. Obstet Gy[1]necol Clin North Am 2009;36(3):475-91.
  24. Fall M, et al. Electrical stimulation in interstitial cystitis. J Urol 1980:123(2):192-5.
  25. Cooperberg MR, Stoller ML. Percutaneous neuromodula[1]tion. Urol Clin North Am 2005;32:71-8.
  26. Herbison P, Plevnik S, Mantle J. Conos vaginales pesados para la incontinencia urinaria. La Bibl Cochrane Plus. 2008;4.
  27. Sapsford RR, et al. Co-activation of the abdominal and pelvic floor muscles during voluntary exercises. Neurourol Urodyn 2001;20:31-42
Tag:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *