Bài viết » Sa tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị sa tử cung hiệu quả

Sa tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị sa tử cung hiệu quả

sa tử cung

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung còn được gọi là sa sinh dục, sa dạ con, sa thành âm đạo là hiện tượng thành tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí có một số trường hợp sa tử cung nặng còn lộ cả tử cung ra ngoài ở cửa âm đạo. Điều này khiến cho âm đạo bị ngắn lại. Đây là hiện tượng có thể gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ mãn kinh.

Cơ chế gây ra hiện tượng sa tử cung là do các cơ và dây chằng của sàn chậu bị kéo căng và suy yếu, khiến cho các cơ quan vùng chậu, trong đó có tử cung không được giữ chặt ở vị trí cố định mà sa xuống.

"<yoastmark

Tử cung là một trong những cơ quan tạo nên một phần của hệ thống sinh sản, tử cung nằm trong vùng chậu và có hình dáng gần giống như một quả lê. (Xem vị trí và hình ảnh của tử cung trên hình). Tử cung là nơi thai nhi làm tổ và phát triển. Trong quá trình mang thai, tử cung có khả năng giãn nở để có thể đáp ứng không gian phát triển của em bé ngày càng lớn và tử cung sẽ thủ nhỏ dần lại trở về kích thước ban đầu trong thời gian phục hồi sau sinh.

Nguyên nhân sa tử cung

Thông thường với phụ nữ khỏe mạnh, tử cung cũng như các cơ quan vùng chậu khác như bàng quang, buồng trứng… được cố định và nâng đỡ bởi các cơ sàn chậu và dây chằng. Khi chúng suy yếu, không thể giữ chắc được các cơ quan vùng chậu như cũ, sẽ khiến dạ con bị sa xuống.

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc các cơ sàn chậu yếu là: Quá trình lão hóa do tuổi tác khiến mất trương lực (khả năng co bóp săn chắc) của cơ sàn chậu. Một số phụ nữ sinh con nhiều lần hoặc thai nhi có kích thước lớn, khi sinh thường, thời điểm em bé chui ra ngoài cũng khiến các cơ sàn chậu bị giãn mạnh, từ đó làm chúng suy yếu. Ngoài ra, bệnh ho mãn tính, hoặc béo phì, táo bón cũng khiến cho cơ sàn chậu không được săn chắc, nhanh bị yếu, giãn.

Hình ảnh minh họa sa tử cung

Hình ảnh minh họa sa tử cung

Cụ thể, được liệt kê các nguyên nhân sa tử cung sau đây:

  • Chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh, đặc biệt là khi thai phụ sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu, làm các cơ sàn chậu bị giãn, suy yếu và khó phục hồi lại khả năng đàn hồi như trước.
  • Thai phụ lao động quá sức sau khi sinh hoặc không có chế độ sinh hoạt lành mạnh để nhanh phục hồi sàn chậu sau sinh, khiến cho các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị tổn thương, dẫn tới thành dạ con bị sa xuống.
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể là nguyên nhân sa dạ con, chẳng hạn như tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường,…
  • Phụ nữ sau sinh bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện, dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng và gây ra bệnh.
  • Can thiệp y khoa trong khi sinh: bao gồm phẫu thuật nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin.

Triệu chứng sa tử cung ở phụ nữ

Triệu chứng sa tử cung, hay sa thành tử cung được chia thành nhiều cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Trường hợp tử cung không bị sa nhiều, vẫn nằm trong âm đạo được coi là biểu hiện nhẹ, khi đó sẽ cảm thấy một cục u hoặc khối phồng lên trong âm đạo. Các trường hợp nặng như khi sa tử cung lộ ra ngoài âm hộ, được coi là sa tử cung hoàn toàn và rất khó để hồi phục.

Đọc ngay:  Bài tập Kegel trị chứng són tiểu, tiểu không kiểm soát cho phụ nữ

Các triệu chứng sa tử cung nhận thấy ở âm đạo:

  • Cảm giác nặng nề hoặc áp lực trong vùng chậu;
  • Nhìn thấy hoặc cảm thấy khối phồng;
  • Cảm giác nặng nề, có sức ép ở âm đạo;
  • Tiết dịch bất thường hoặc quá nhiều từ âm đạo;
  • Cổ tử cung tụt qua lỗ âm đạo;
  • Đau ở vùng khung chậu, bụng dưới hoặc lưng.
Hình ảnh sa tử cung

Hình ảnh cửa âm đạo bình thường và cửa âm đạo sa tử cung nặng

Triệu chứng sa tử cung ở đường tiết niệu

  • Thường xuyên bị nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo gây đau rát, có khi đi tiểu ra máu.
  • Bị són tiểu, đi tiểu không tự chủ (Không kiểm soát được việc nín tiểu, tiểu gấp…)

Sa dạ con cũng gây ra những biểu hiện trong quan hệ tình dục đối với phụ nữ:

  • Khi giao hợp cảm thấy đau hoặc rất khó khăn
  • Giảm hoặc thậm chí không có cảm giác khoái cảm khi quan hệ tình dục, không ham muốn tình dục

Bên cạnh đó, chứng sa tử cung còn tạo ra những bất tiện rất lớn trong việc đại tiện như: Táo bón, khó đi ngoài, đôi khi phải dùng tay hoặc tác động xung quanh hậu môn, âm đạo. Một số chị em khác bị sa tử cung cũng không kiểm soát được tình trạng đầy hơi, phân lỏng hoặc rắn.

Các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài. Ở những  hoạt động này trọng lực tạo thêm áp lực lên các cơ vùng chậu.

Máy tập kegel Fitcute là dòng máy tập kegel thông minh cho nữ,
giúp cải thiện tình trạng sa tử cung chỉ sau 2 – 3 tuần. Tham khảo và đặt hàng tại đây.

Những ai dễ bị sa tử cung

Sa tử cung dễ gặp nhất ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần hoặc sinh thường mà thai nhi có kích thước lớn. Những phụ nữ sau sinh không được phục hồi tốt, sớm lao động nặng nhọc cũng dễ bị sa tử cung.

Bên cạnh đó, tuổi tác khiến nội tiết tố nữ estrogen suy giảm, cũng khiến phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh dễ bị sa dạ con, bởi các hormone nữ cũng có tác dụng giúp cho các cơ sàn chậu khỏe mạnh và săn chắc.  Các nghiên cứu cho thấy có tới khoảng một nửa phụ nữ ở độ tuổi 50 – 75 tuổi gặp phải tình trạng sa tử cung và dễ gặp hơn ở những người có tiền sử gia đình (bà, mẹ, chị, em) từng gặp phải tình trạng này hoặc các dạng khác của sa cơ quan vùng chậu, như sa bàng quang, sa trực tràng.

Những phụ nữ thường xuyên lao động nặng nhọc, lao động tay chân cũng là đối tượng dễ bị sa sinh dục, đặc biệt những người thường làm việc ở tư thế đứng, cúi, mang vác vật nặng vì áp lực ổ bụng lên đáy chậu luôn cao.

Cách chẩn đoán sa tử cung

Khi đến thăm khám tại các phòng khám phụ khoa hoặc chuyên khoa ở bệnh viện, các bác sỹ chẩn đoán sa dạ con bằng cách sử dụng một mỏ vịt kiểm tra âm đạo và tử cung, giúp phát hiện khối phồng do tử cung sa xuống ống âm đạo.

Bên cạnh đó, bác sỹ cũng có thể thăm khám bổ sung bằng cách kiểm tra khả năng kiểm soát, co siết cơ sàn chậu của bạn thế nào, như yêu cầu cố nín tiểu, để xem chúng có còn săn chắc hay không.

Các giai đoạn của bệnh sa tử cung

Các giai đoạn của bệnh sa tử cung phụ thuộc vào mức độ sa xuống của tử cung (dạ con). Càng gần ra phía cửa âm đạo tức là mức độ bệnh càng nặng, càng ở giai đoạn sau. Khi toàn bộ tử cung sa ra ngoài, là khi được coi là sa tử cung hoàn toàn.

  • Giai đoạn 1: Tử cung nằm ở nửa trên của âm đạo;
  • Giai đoạn 2: Tử cung đã hạ xuống gần đến lỗ âm đạo hoặc thập thò cách cửa âm đạo 1cm trở vào trong;
  • Giai đoạn 3: Tử cung trượt xuống và nhô ra ngoài âm đạo phần lớn;
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất khi toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.
4 Giai đoạn sa tử cung

4 Giai đoạn sa tử cung

Sa tử cung có nguy hiểm không?

Vì lý do tế nhị, hầu hết phụ nữ thường âm thầm chịu đựng vấn đề sa dạ con, ngại đi thăm khám chuyên khoa phụ khoa. Những cơn đau bụng lâm râm ở vùng tử cung xuất hiện thường xuyên hơn và có thể dẫn đến những biến chứng sa dạ con nguy hiểm nếu không được phục hồi hoặc điều trị kịp thời.

Đọc ngay:  Bị tê âm đạo, đau như kim châm ở vùng kín có phải bình thường không?

Đối với trường hợp sa dạ con nhẹ, giai đoạn 1, 2, sẽ cản trở nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt tình dục của chị em phụ nữ, gần như mất khoái cảm ân ái và cũng khiến cho đối phương không có cảm hứng, tắt lửa yêu, ảnh hưởng tới hạnh phúc vợ chồng. STC nhẹ còn có thể cản trở ruột và bàng quang, dễ gây viêm niệu đạo, bàng quang, són tiểu, táo bón…

Đối với các trường hợp sa dạ con giai đoạn 3, 4, dạ con bị sa xuống kéo theo một phần niêm mạc âm đạo nhô ra ngoài, dễ gây loét âm đạo khi cọ sát với quần áo hoặc không giữ vệ sinh vùng kín tốt, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, sa dạ con sẽ kéo theo việc sa các cơ quan vùng chậu khác qua đường âm đạo:

  • Sa thành âm đạo trước với túi bàng quang hay sa bàng quang
  • Sa thành âm đạo sau với túi trực tràng hay sa trực tràng
  • Cổ tử cung phì đại với tử cung tụt xuống thấp

 Các trường hợp này có thể xảy ra đồng thời khi sa dạ con nặng.

Đặc biệt, với phụ nữ bị sa dạ con giai đoạn 4, sẽ không thể mang thai được nữa.

Cách điều trị sa tử cung

Tùy theo tình trạng sa dạ con hay ở giai đoạn nào, các bác sỹ có thể chỉ định phương pháp điều trị bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.

Điều trị sa tử cung bằng phẫu thuật

Có 2 hình thức điều trị sa tử cung bằng phẫu thuật.

Cắt tử cung và sửa chữa sa dạ con: Với các trường hợp sa tử cung nặng giai đoạn 4, bác sỹ thường quyết định cắt bỏ toàn bộ tử cung hoặc cắt một phần tử cung nhưng không cắt cổ tử cung. Cũng trong ca phẫu thuật này, ekip phẫu thuật có thể thực hiện ngay việc can thiệp với các cơ quan vùng chậu khác như thành âm đạo, niệu đạo, bàng quang hoặc trực tràng nếu cần thiết. Cắt tử cung được coi là đại phẫu, và người phụ nữ này sẽ không thể tiếp tục có con trong tương lai.

Treo tử cung: Bác sĩ sẽ sử dụng mảnh ghép tổng hợp không tan (tồn tại suốt đời sau khi đặt vào cơ thể) để thay thế các cấu trúc cân, mạc, dây chằng bị hư hại nhằm mục đích treo tử cung, phục hồi sự nâng đỡ giống như tự nhiên. Đây là phương pháp rất tiên tiến, hiệu quả được áp dụng phổ biến để điều trị sa tử cung giai đoạn 2, 3. Có 3 đường phẫu thuật treo tử cung là qua nội soi ổ bụng, qua phẫu thuật mở bụng hở hoặc qua đường âm đạo.

Điều trị sa tử cung căn cứ vào mức độ bệnh

Điều trị sa tử cung căn cứ vào mức độ bệnh

Phương pháp điều trị sa tử cung không phẫu thuật

Đặt vòng nâng tử cung (Pessary) trong  âm đạo: Bác sĩ sẽ thăm khám sàn chậu kỹ lưỡng để chỉ định loại vòng và kích thước vòng nâng phù hợp cho bạn, bạn sẽ học cách sử dụng (đặt vào, tháo ra và vệ sinh) để giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn. Đây là một thiết bị vừa vặn với âm đạo, giúp tử cung ở đúng vị trí. Phương pháp này phù hợp cho phụ nữ bị sa dạ con ở giai đoạn 2 và 3. Thuốc nội tiết tố nữ đặt âm đạo thường được sử dụng trong 1 đến 2 tuần đầu mới đặt vòng nâng tử cung để tăng tính chịu đựng và giảm kích ứng đè ép lên mô âm đạo, xói mòn, chảy máu âm đạo. Nếu bạn còn quan hệ tình dục, bác sỹ sẽ tư vấn sử dụng loại vòng đặt phù hợp nhất.

Đọc ngay:  Tầng sinh môn là gì? Rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh nở

Liệu pháp thay thế Estrogen: Đây là phương pháp điều trị sa dạ con cho phụ nữ mắc ở giai đoạn tiền mãn kinh. Các bác sỹ sẽ sử dụng nội tiết tố tổng hợp đưa vào cơ thể để giúp làm chậm sự suy yếu của các cơ vùng chậu và mô liên kết hỗ trợ tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng nguy cơ đông máu, bệnh túi mật và ung thư vú. Nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng và tái khám định kỳ.

Tập vật lý trị liệu sàn chậu với máy tập sàn chậu chuyên sâu: các phác đồ tập sàn chậu trên máy được cập nhật theo phác đồ hiện có trên thế giới, tập phản hồi sinh học, kích thích điện cơ với đầu dò trong âm đạo, đầu dò trong hậu môn hoặc miếng dán điện cơ quanh vùng hậu môn giúp điều trị chuyên biệt thể loại bệnh sàn chậu thuộc đường tiểu, đường sinh dục hay đường hậu môn.

Bài tập Kegel điều trị sa dạ con: Đây là phương pháp an toàn, tự nhiên nhất và cực kỳ hiệu quả để điều trị sa dạ con mà rất nhiều chuyên gia y tế và bệnh viện phương Tây khuyến khích, dành cho các trường hợp sa dạ con giai đoạn 1, hoặc chớm giai đoạn 2. Các bài tập kegel cực dễ thực hiện, giúp gia tăng sức mạnh và sự săn chắc của các cơ sàn chậu, từ đó giúp nâng đỡ tử cung tốt hơn. Việc tập luyện sẽ mang lại hiệu quả đối với phụ nữ sa dạ con sau khoảng 4 – 6 tuần. Cách tập đơn giản là cố gắng co cơ sàn chậu (giống như khi nín tiểu), thực hiện khoảng 10 – 20 nhịp co cơ mỗi lần, tập từ 2 – 3 lần mỗi ngày đều đặn hàng ngày. Bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết: Bài tập Kegel điều trị sa tử cung.

Tập kegel với ngón tay

Tập kegel với ngón tay

Sa tử cung có tái phát không?

Hầu hết các ca điều trị sa dạ con đều cho hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, với những chị em phụ nữ không có chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên lao động nặng nhọc hoặc bị béo phì, có thể tái phát STC.

Cách phòng tránh bệnh sa dạ con

Sa tử cung có một phần nguyên nhân do sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen đi cùng tuổi tác. Thế nên rất khó để phòng tránh hoàn toàn căn bệnh này, tuy nhiên có thể giảm tình trạng bệnh hoặc khiến chúng đến muộn hơn. Cách phòng tránh sa dạ con ở phụ nữ là:

  • Có chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống lành mạnh, không để béo phì
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • Các bài tập Kegel giúp phòng ngừa STC cực kỳ hiệu quả, có thể bắt đầu từ bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi sau sinh.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của sa sinh dục bằng cách giảm căng thẳng lên các cơ vùng chậu và giữ cho cơ thể săn chắc nhất có thể
  • Không hút thuốc lá, sử dụng nhiều bia rượu.
  • Tránh nâng vật nặng.
  • Điều trị dứt điểm bệnh lý gây ho kéo dài.