Bài viết » Sưng đau vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường?

Sưng đau vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường?

Thủ thuật khâu tầng sinh môn

Rạch và khâu tầng sinh môn là thủ thuật mà các bác sĩ thường thực hiện khi đỡ đẻ cho sản phụ sinh thường. Đây là thủ thuật cần thiết giúp cho cửa mình mở rộng hơn để em bé dễ dàng ra ngoài, đặc biệt là các thai nhi có kích thước vòng đầu lớn. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc sản phụ sau sinh thường, nếu như không được thực hiện tốt, rất dễ gây sưng đau tầng sinh môn kéo dài. Điều này có đáng lo ngại hay không, chuyên gia sản khoa sẽ giải đáp trong bài viết này.

Sưng đau tầng sinh môn sau sinh thường?

Trong thời gian khoảng một tuần đầu sau sinh, vết khâu tầng sinh môn có thể bị sưng đau là hiện tượng bình thường vì đây là thời gian lành da (còn gọi là ăn da non). Tuy nhiên chị em cần đặc biệt lưu ý khi phát hiện thấy một số triệu chứng khác đi kèm như tình trạng sốt hoặc có mủ chảy ra từ vết khâu, là dấu hiệu cho biết viết khẩu nhiễm trùng, cần được bác sĩ xử lý ngay. Các triệu chứng thông thường đối với vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường là đau, sưng nhẹ, ngứa ngáy, khó chịu trong vài ngày đầu sau sinh. Để giảm bớt tình trạng này, chị em phụ nữ cần phải giữ tâm lý thoải mái và thực hiện tốt việc vệ sinh vùng kín sau sinh. Tuy nhiên, là một vết khâu ở vị trí hiểm, dễ bị nhiễm trùng do gần hậu môn và dễ bị ẩm ướt, khu vực tầng sinh môn cần bạn đặc biệt chú ý kiểm tra hằng ngày, chú ý ngay các dấu hiệu sau:

  • Sốt trên 37 độ C
  • Vết thương ra dịch có mùi hoặc có màu hơi xanh
  • Vết khâu bị đau dữ dội
  • Vết khâu có thể mủ bên trong hoặc xung quanh
Đọc ngay:  Âm đạo bị giãn rộng: Dấu hiệu nhận biết & Nguyên nhân là gì?

Khi thấy các dấu hiệu kể trên, hãy đến ngay phòng khám sản phụ khoa hoặc bệnh viện để kiểm tra, tránh trường hợp viêm nhiễm tiến triển nặng.


MInh họa thủ thuật khâu tầng sinh môn sau sinh thường

Giảm sưng đau tầng sinh môn sau sinh thường

Những lời khuyên dưới đây của chuyên gia sản khoa sẽ giúp cho quá trình lành lại của việc khâu tầng sinh môn nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng và triệu chứng sưng đau khó chịu:

  • Tránh dùng tampon trong 6 tuần đầu sau khi sinh. Thay vào đó, sử dụng băng vệ sinh và thay băng mỗi 2 – 4 giờ để đảm bảo loại bỏ sạch sản dịch, giữ vùng kín sạch sẽ.
  • Chườm lạnh vết khâu để giảm đau và sưng, sau đó lau bằng khăn sạch. Sử dụng túi nước đá quấn vải mềm, hoặc mẹo đổ nước vào bao cao su, làm đông lạnh rồi chườm nhẹ phía ngoài vùng kín, khu vực quanh tầng sinh môn.
  • Tắm hay ngâm mình trong nước ấm có thể giảm nhẹ tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau. Tuy nhiên, bạn cần đợi ít nhất 24 giờ sau sinh mới nên ngâm mình trong nước ấm.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn trong trường hợp quá khó chịu. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống để không ảnh hưởng đến cơ thể cũng như sữa mẹ.
  • Uống nhiều nước và bổ sung chất xơ để ngăn ngừa táo bón sau sinh. Trong trường hợp táo bón, nhờ bác sỹ tư vấn về thuốc nhuận tràng, bởi nếu cố rặn khi táo bón dễ gây ra rách vết khâu tầng sinh môn.
  • Sử dụng chất khử trùng diệt khuẩn tay trước khi làm sạch vùng kín để tránh vi trùng trên tay lây lan tới vết khâu gây nhiễm trùng.
  • Sử dụng khăn lau cho em bé mềm mại thay cho giấy vệ sinh để giảm kích ứng vết thương do ma sát. Khi vệ sinh, bạn hãy thấm nhẹ từ trước ra sau, phòng ngừa vi khuẩn gần hậu môn tiếp cận vết khâu.
  • Sau sinh khoảng 1 tháng, có thể tập các bài tập kegel để giúp máu dễ lưu thông và hồi phục các cơ sàn chậu, tầng sinh môn.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục
Đọc ngay:  Chăm sóc vùng kín sau sinh thường: 5 điều quan trọng cần biết

Sưng đau từng sinh môn là triệu chứng bình thường của quá trình lành vết thương, không quá đáng lo ngại. Áp dụng các biện pháp khắc phục phía trên sẽ giúp bạn giảm sưng đau và nhanh chóng hồi phục vết khâu. Bạn nên lưu ý tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục trong thời gian hồi phục của tầng sinh môn, thông thường từ 4 đến 6 tuần. Trong thời gian sau đó, cũng chỉ nên quan hệ nhẹ nhàng, sử dụng gel bôi trơn trong trường hợp vùng kín bị khô hạn do giảm nội tiết tố estrogen, đồng thời nên sử dụng bao cao su để phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhiễm khuẩn vùng kín.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *