Bài viết » Chăm sóc vùng kín sau sinh thường: 5 điều quan trọng cần biết

Chăm sóc vùng kín sau sinh thường: 5 điều quan trọng cần biết

Trong suốt quá trình mang thai, chị em phụ nữ đã phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi của cơ thể, từ khi ốm nghén, tới khi thai nhi phát triển và khi sinh đẻ. Đặc biệt, dù lựa chọn sinh con theo cách thông thường, hay sinh mổ, người phụ nữ sẽ luôn phải chuẩn bị kỹ lưỡng để quá trình sinh đẻ an toàn, nhanh chóng giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và sắc đẹp sau sinh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiết lộ 5 điều quan trọng mà bạn cần biết để chăm sóc vùng kín sau sinh thường.

Hình ảnh vùng kín sau sinh thường

Sau sinh thường, khu vực âm đạo sẽ bị rách do đầu em bé chèn ép. Điều này xảy ra tự nhiên hoặc phần lớn là do các bác sĩ thực hiện thủ thuật rạch từng sinh môn, giúp em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Quá trình hồi phục (lành lại) của tầng sinh môn sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy theo cơ thể của mỗi sản phụ và mức độ chăm sóc cá nhân. Tất cả các hoạt động như ho, hắt hơi, vận động mạnh đều có thể khiến cho vùng kín bị đau, hoặc nguy hiểm hơn là rách tầng sinh môn trở lại.

Bên cạnh đó, sau quá trình sinh nở, âm đạo sẽ tiết ra máu và chất nhầy cùng với các mô tử cung trong vòng 6 đến 8 tuần, thường gọi là sản dịch. Chúng có màu đỏ tươi và nặng mùi, dần chuyển sang nâu sẫm và cuối cùng là màu vàng, tạo ra mùi âm đạo nhẹ sau khi sinh khiến cho chị em cảm thấy hơi khó chịu. Trong trường hợp chúng có mùi hôi, hãy liên hệ ngay với bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu viêm nhiễm.


Vùng kín sau sinh giãn rộng hơn

Ngoài ra, chị em cũng có thể gặp phải tình trạng sưng tấy và khô da do sự sụt giảm bất thường của nội tiết tố sau sinh. Khu vực âm đạo sẽ có cảm giác lỏng lẻo hơn, đặc biệt dễ nhận biết khi quan hệ tình dục, do các cơ sàn chậu bị suy yếu sau khi giãn rộng để giúp em bé dễ ràng lọt ra ngoài. Sau sinh khoảng 12 tuần là thời điểm phù hợp nhất cho các bài tập Kegel ở phụ nữ sau sinh giúp cải thiện cơ sàn chậu, tăng khả năng co bóp âm đạo, phục hồi nâng đỡ các cơ quan vùng chậu và cải thiện khoái cảm quan hệ tình dục.

Tìm hiểu: Vì sao vùng kín khô hạn, ít tiết dịch?

Giảm đau vùng kín sau sinh thường

Cơn đau âm ỉ ở vùng kín sau sinh có thể kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần sau đó. Vệ sinh vùng kín đúng cách và có chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn. Để giảm cảm giác đau râm ran này, các lời khuyên dưới đây của chuyên gia sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe của mình:

  • Sử dụng bồn tắm ngồi là cách rất tốt vừa để giảm đau vùng kín, vừa để làm tăng lưu lượng máu đến khu vực này giúp nhanh chóng chữa lành các mô, đặc biệt là tầng sinh môn. Bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm sạch với một số dụng cụ, dung dịch vệ sinh mà các bệnh viện cung cấp. Đặt một chậu nhỏ và nông, đổ đầy nước ấm và đặt mình lên đó sao cho âm hộ và khu vực đáy chậu ngập trong nước. Nếu bạn có bồn tắm lớn, có thể đổ đầy nước cao khoảng 10cm, và đặt ngập hông và mông của mình trong đó. Khi tắm ngồi, ngâm mình 20 phút vài lần mỗi ngày sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn, giúp vùng kín nhanh hồi phục hơn.
  • Chườm đá cũng là một phương pháp giúp giảm đau vùng kín sau sinh nhanh chóng. Bạn có thể quấn một túi đá bằng khăn hoặc túi mềm, chườm đá quanh khu vực vùng kín khoảng mười lăm đến 20 phút mỗi giờ để giúp giảm đau. Các cơ sở y tế hoặc hiệu thuốc đều có bán các loại túi nước đá chườm lạnh để có thể nhét vào đáy quần lót. Hoặc nếu không có, bạn có thể sử dụng mẹo đổ đầy nước vào bao cao su, buộc phần cuối lại và để đông lạnh sẽ tạo thành một ống nước đã. Bọc chúng trong một tấm vải cotton sạch và đặt vào sát vùng kín giúp chườm lạnh giảm đau.
  • Sau khi vệ sinh hoặc tắm ngồi, bạn có thể sử dụng máy sấy tóc bật chế độ thấp nhất và gió mát, đặt cách khu vực vùng kín khoảng 15 đến 20cm và di chuyển máy xung quanh giống như khi bạn sấy tóc trong thời gian từ 2 đến 3 phút. Biện pháp này sẽ giúp làm dịu cơn đau và ngăn ngừa cơn đau quay trở lại đồng thời giảm tình trạng ướt át, phòng ngừa nhiễm khuẩn sau sinh đặc biệt là nhiễm trùng nấm men gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Mặc các loại quần áo thật rộng rãi và thoải mái để cơ thể luôn cảm thấy dễ chịu, sử dụng đồ lót dùng một lần để dễ dàng thay thế.
  • Một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp giảm đau vùng kín sau sinh. Hiện nay, thuốc chứa ibuprofen là một chất chống viêm giúp cầm máu, giảm đau, giảm chuột rút sau sinh rất hiệu quả thường dùng cho chị em phụ nữ sinh thường. Tuy nhiên bạn vẫn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Đọc ngay:  Xông hơi vùng kín sau sinh: Hiệu quả và cách làm chuẩn nhất


Các biện pháp giảm đau vùng kín sau sinh thường

Vệ sinh vùng kín sau sinh thường

Khoảng hai tuần đầu tiên khi vệ sinh vùng kín sau sinh thường, kiểm tra sản dịch âm đạo thường xuyên và vệ sinh sản dịch là điều rất quan trọng. Bạn nên nhớ sử dụng băng vệ sinh liên tục và thay băng vệ sinh thường xuyên, nhiều lần mỗi ngày và nhất thiết phải thay khi băng đầy dịch. Bạn cũng có thể sử dụng tampon thay thế cho băng vệ sinh, tuy nhiên nếu không quen hoặc không biết sử dụng đúng cách, rất có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tất cả các dấu hiệu như chảy máu âm đạo, sốt cao, dịch âm đạo có mùi hôi, màu lạ, đều cần liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời phòng ngừa các viêm nhiễm hoặc biến chứng bất thường.

Giữ cho âm đạo sạch sẽ và khô ráo hằng ngày bằng cách sử dụng bình xịt hoặc bốn tấm ngồi theo hướng dẫn phía trên. Bên cạnh đó, không nên sử dụng các loại dung dịch thụt rửa âm đạo, nước hoa vùng kín… có thể gây mất cân bằng độ pH, dễ gây ra viêm nhiễm và các tổn thương lên vùng kín.

Nên sử dụng đồ lót dùng một lần trong những ngày đầu để thuận tiện cho việc thay thế. Ở những ngày sau, có thể thay đồ lót 2 đến 3 lần một ngày để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Mặc các loại quần lót có chất liệu vải thông thoáng, co giãn tốt giúp cơ thể thoải mái và phòng ngừa tích tụ mồ hôi, vi khuẩn.

Đọc ngay:  Môi bé bị thâm và dài – Nguyên nhân & cách làm hồng môi bé tại nhà

Quan hệ tình dục sau sinh thường

Sau sinh thường bao lâu thì có thể quan hệ tình dục? Quan hệ tình dục như thế nào để an toàn cho phụ nữ sau sinh? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều chị em thắc mắc khi chưa tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng. Trong thời gian này, âm đạo rất dễ tổn thương, đặc biệt là ở khu vực tầng sinh môn. Vậy nên, chỉ khi tầng sinh môn lành lặn hẳn và cơ thể đã đẩy hết sản dịch ra ngoài (thông thường khoảng 1 tháng), thì chị em mới nên quan hệ tình dục trở lại.


Kiêng ân ái sau sinh đề phòng viêm nhiễm, tổn thương vùng kín

Bạn nên lưu ý rằng: Quan hệ tình dục quá sớm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây lra các bệnh lý hậu sản, bệnh lây nhiễm đường tình dục và nhiễm khuẩn sau sinh. Chính vì vậy, bạn rất cần sự chăm sóc và thấu hiểu của bạn đời trong giai đoạn này về chuyện “chăn gối”, để chuyện yêu trở lại một cách từ từ, chậm rãi và tự nhiên.

Bên cạnh đó, khi quan hệ tình dục sau sinh, phải lưu ý về các động tác thật nhẹ nhàng, tư thế dễ chịu, kết hợp sử dụng gel bôi trơn trong trường hợp cô bé bị khô, để cậu nhỏ ra vào dễ dàng, tránh gây đau đớn hoặc trầy xước thành âm đạo. Nếu bạn chưa có cảm hứng ân ái trở lại và nồng độ estrogen sụt giảm mạnh khiến cô bé khô hạn, hãy cải thiện tinh thần và bổ sung tăng cường nội tiết tố nữ trước khi trở lại cuộc sống chăn gối bình thường.

Chị em có thể cảm nhận được cô bé bị lỏng lẻo hơn khiến giảm bớt khoái cảm và khó lên đỉnh khi quan hệ sau sinh. Tìm hiểu biện pháp khắc phục: Click tại đây.

Đọc ngay:  Nấm vùng kín: Nguyên nhân & cách điều trị nấm

Lưu ý chăm sóc vùng kín sau sinh thường

Chế độ dinh dưỡng sau sinh

Các chuyên gia khuyến cáo sản phụ trong trong thời gian ở cữ sau sinh nên bổ sung nhiều  chất dinh dưỡng khác giàu đạm, protein, chất sắt và vitamin giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và và giúp lợi sữa. Bạn cũng nên nhớ uống nước thường xuyên để cơ thể tăng cường tuần hoàn, trao đổi chất , duy trì độ ẩm. Một số mẹo dân gian cho rằng phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều móng giò, thịt mỡ,… nhưng đây là quan niệm sai, sẽ gây tăng cân, đồng thời khiến sữa bị đặc hơn do chứa nhiều chất béo, dễ gây ra hiện tượng tắc tia sữa.


Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp mẹ nhanh hồi phục

Vận động sau sinh

Nếu quá trình chuyển dạ của chị em kéo dài và mất sức, hãy dành thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục. Những chị em sinh nở dễ dàng hơn, có thể tập đi bộ nhẹ nhàng trở lại một đoạn ngắn sau khoảng 6 – 12h đầu sau sinh. Nó rất hữu ích cho việc hồi phục nhu động ruột, tránh hiện tượng táo bón và trĩ sau này. Chị em sinh thường cũng nên duy trì vận động nhẹ nhàng tại nhà hàng ngày, tránh nằm một chỗ nhiều ngày liền sẽ khiến các cơ bắp suy yếu và cơ thể dễ mệt mỏi hơn.

Cho con bú ngay sau khi sinh

Các mẹ nên cho con bú ngay sau sinh. Cho con bú bằng sữa mẹ càng sớm càng tốt vì lúc này sữa non có chứa nhiều dưỡng chất tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đồng thời giúp cho cơ thể mẹ nhận biết và tự động có những thay đổi phù hợp bên trong cho giai đoạn nuôi con sau sinh, như giúp gọi sữa về nhanh hơn, đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.

Tham khảo: Fitcute Kegel Rejuve – Máy tập Kegel nữ tốt nhất

Đánh giá: 4.5 / 5 ⭐️

Fitcute là thiết bị huấn luyện viên tập luyện Kegel dành cho nữ, được thiết kế bởi các chuyên gia công nghệ và chuyên gia y tế. Bằng bóng tập Kegel được thiết kế với 7 điểm cảm ứng lực đặt trong “cô bé”, kết nối với ứng dụng theo dõi trên smartphone qua sóng Bluetooth, giúp bạn tập luyện Kegel dễ dàng, hiệu quả hơn 10 lần so với tập luyện bình thường. Từ đó, vùng kín được phục hồi giúp cơ sàn chậu săn chắc, khỏe mạnh hơn, cô bé khít hơn, khoái cảm hơn khi QHTD và phòng ngừa các vấn đề són tiểu, sa tử cung… Đặt hàng ngay ưu đãi tới 50%

mua may tap kegel Fitcute chinh hang