Một số chị em phụ nữ gặp phải tình trạng són tiểu, tiểu không kiểm soát, cảm thấy vô cùng khó chịu nhưng lại khá ái ngại khi tìm cách phương pháp giải quyết vấn đề này, do chúng nằm ở vùng kín – nơi tế nhị nhất trên cơ thể. Bài viết này sẽ tư vấn các bài tập kegel trị chứng són tiểu, tiểu không kiểm soát rất hiệu quả tại nhà.
Són tiểu, tiểu không kiểm soát là gì?
Són tiểu, hay còn gọi là tiểu không tự chủ (tiểu không kiểm soát) là tình trạng không kiểm soát được khả năng nhịn tiểu, nín tiểu khiến cho nước tiểu dễ bị rỉ ra ngoài. Hiện tượng này khiến cho người bị cảm thấy xấu hổ, tự ti và việc vệ sinh cá nhân không tốt do đồ lót hoặc vùng kín thường bị bẩn, dễ có mùi khai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt cá nhân cũng như công việc.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 50 triệu người mắc chứng bệnh này và cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 55 tuổi thì có từ 1 – 3 người mắc phải chứng són tiểu. Trong số những người mắc chứng són tiểu thì có khoảng 20 – 50% số người bị són tiểu mức độ nặng.
Tình trạng són tiểu – tiểu không tự chủ thường xảy ra ở ngoài cao tuổi khi các cơ sàn chậu (có tác dụng nâng đỡ bàng quang, cơ quan sinh dục) bị suy yếu, giảm khả năng đàn hồi, không thể siết chặt để giữ chặt đường niệu đạo, khiến nước tiểu rỉ ra ngoài. Bên cạnh đó, một số chị em phụ nữ sau sinh cũng dễ gặp phải tình trạng này sau khi sinh thường và có chế độ sinh hoạt sau sinh không lành mạnh. Khi chuyển dạ sinh thường, âm đạo giãn rộng để em bé dễ dàng lọt ra ngoài hơn, khiến cho các cơ sàn chậu bị căng ra và giảm tính đàn hồi. Đó là nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ sau sinh.
Nguyên nhân són tiểu ở phụ nữ
Đối với chị em phụ nữ, són tiểu có thể là triệu chứng tạm thời do sử dụng một số loại đồ ăn, đồ uống hoặc thuốc điều trị gây lợi tiểu, kích thích bàng quang như:
- Bia rượu
- Caffeine
- Nước khoáng có ga
- Chất ngọt nhân tạo
- Sô cô la
- Ớt
- Thức ăn có chứa nhiều gia vị, cay, đường, acid, đặc biệt là trái cây họ cam quýt
- Thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp, thuốc an thần, thuốc giãn cơ
- Vitamin C liều cao
Về nguyên nhân bệnh lý, són tiểu có thể do các vấn đề:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến đau buốt niệu đạo, kích thích bàng quang đi tiểu liên tục và có lúc són tiểu
- Táo bón làm cho phân cứng kích thích vào dây thần kinh ở trực tràng thường xuyên và quá mức, đồng thời làm cho người bệnh muốn đi tiểu thường xuyên.
- Mang thai. Thay đổi nội tiết tố và tăng trọng lượng của thai nhi dẫn đến tiểu tiện không tự chủ.
- Sinh con: Do trong quá trình sinh con, trong quá trình rặn quá mạnh và thời gian dài để đẩy em bé lọt ra ngoài khiến tổn thương các cơ, mô và dây thần kinh kiểm soát bàng quang, đồng thời khiến cơ sàn chậu bị suy yếu, giảm khả năng đàn hồi.
- Tình trạng sa tử cung, bàng quang sau sinh khiến chúng có thể bị đẩy xuống xa với vị trí giải phẫu ban đầu và nhô vào âm đạo, dẫn tới tình trạng són tiểu không tự chủ.
- Thay đổi tuổi tác: Do cơ của bàng quang càng yếu khi tuổi càng cao nên không thể giữ được nước tiểu chặt ở trong bàng quang, khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài.
- Mãn kinh. Sau khi mãn kinh, người phụ nữ sản xuất ít estrogen hơn – một loại hormone giúp giữ cho mô, niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh. Sự suy giảm của các mô này có thể làm nặng thêm tình trạng không tự chủ.
- Cắt tử cung: Ở người phụ nữ, bàng quang và tử cung được hỗ trợ bởi rất nhiều cơ và dây chằng giống nhau. Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào tại hệ thống sinh sản của người phụ nữ như cắt bỏ tử cung sẽ làm tổn thương các cơ sàn chậu dẫn tới tiểu tiện không tự chủ.
- Khối u bất cứ nơi nào dọc theo đường tiết niệu có thể chặn dòng nước tiểu bình thường, dẫn đến tình trạng són tiểu khi đầy bàng quang (Overflow incontinence).
- Sỏi tiết niệu
- Rối loạn thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, u não hoặc chấn thương cột sống có thể cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang, gây ra tình trạng tiểu không tự chủ.
Tùy vào nguyên nhân gây són tiểu sẽ có cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên tác nhân són tiểu phổ biến nhất chiếm tới 90% trường hợp là do chị em phụ nữ không kiêng khem tốt sau sinh và do quá trình mãn kinh. Khi đó, cơ sàn chậu (còn gọi là cơ kegel) có tác dụng nâng đỡ và siết chặt niệu đạo giúp cho cơ thể nhịn tiểu dễ dàng sẽ bị suy yếu và giãn rộng, làm nước tiểu dễ tràn ra ngoài, gây ra hiện tượng tiểu không tự chủ.
Bài tập Kegel trị chứng són tiểu ở phụ nữ
Các bài tập Kegel được các bệnh viện phương Tây coi là biện pháp hiệu quả nhất để điều trị chứng són tiểu, tiểu không tự chủ. Không chỉ giúp cho khả năng kiểm soát nhịn tiểu tốt hơn mà chúng còn có tác dụng lâu dài, giúp phòng ngừa sa tử cung, tăng khoái cảm cho chị em phụ nữ khi quan hệ tình dục. Cơ kegel chính là cơ sàn chậu, hay các bài tập kegel là bài tập cơ sàn chậu, làm các nhóm cơ này săn chắc, khỏe mạnh hơn, tăng khả năng đàn hồi và dễ dàng co bóp để kiểm soát nhịn tiểu.
Để tập bài tập kegel trị són tiểu hiệu quả, trước hết cần xác định đúng vị trí cơ sàn chậu. Có 3 cách nhận biết đúng cơ sàn chậu là:
Cách 1: Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng ngăn mình không tiểu tiện. Khi đó cơ thể đang co cơ sàn chậu để nhịn tiểu.
Cách 2: Đặt mình trước gương và nhìn vào cửa âm đạo của bạn, sau đó cố gắng ép chặt không gian giữa âm đạo và trực tràng, được gọi là cơ sàn chậu.
Cách 3: Đưa một ngón tay sạch vào âm đạo và cố gắng dùng cô bé siết lại. Bạn sẽ cảm thấy các cơ của âm đạo thắt chặt xung quanh ngón tay của bạn”. Ngón tay bị giữ càng chặt, chứng tỏ cơ sàn chậu càng khỏe mạnh.
Khi đã xác định được cơ sàn chậu, việc tập luyện cũng giống như các bài tập cơ bắp thông thường, chính là động tác co cơ và thả lỏng.
Cách thực hiện như sau:
Giữ mỗi lần siết cơ sàn chậu trong 3 đến 5 giây và sau đó thả lỏng thư giãn cũng tương ứng 3 – 5 giây. Tiếp tục thực hiện lặp lại việc siết cơ và thả lỏng. Thực hiện lặp lại 10 lần mỗi buổi tập và nên tập 2 – 3 lần mỗi ngày. Bài tập kegel có thể được thực hiện trong mọi tư thế, dù nằm, ngồi hoặc đứng. Tuy nhiên, với người mới thực hiện bài tập kegel trị són tiểu, nên tập ở tư thế nằm ngửa, hai chân hơi co. Thời gian đầu bạn có thể chỉ giữ cơ kegel được 1 giây, nhưng hãy kiên trì và dần dần cơ sẽ ngày càng săn chắc, siết được lâu hơn từ 3 – 5s.
Lưu ý không tập bài tập kegel khi bạn đang buồn đi tiểu hoặc khi cảm thấy bàng quang đang đầy. Tốt nhất là hãy đi vệ sinh trước khi tập kegel để phòng tránh viêm nhiễm niệu đạo, bàng quang.
Để các bài tập kegel thực sự mang lại hiệu quả, nên kiên trì tập luyện trong thời gian tối thiểu từ 3 – 4 tháng, duy trì đều đặn hàng ngày. Việc tập kegel rất dễ dàng, nên hãy cố gắng thực hiện liên tục để tạo thói quen.
Đánh giá các máy tập kegel cho nữ tốt nhất hiện nay: https://khitvungkin.com/danh-gia-top-6-may-tap-kegel-cho-nu-tot-nhat/
Chào bạn. Tôi là Trang. Tôi xây dựng website này vì mong muốn được kết nối, chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm tới chị em phụ nữ về cách chăm sóc cơ thể, cải thiện đời sống chăn gối, vươn đến hạnh phúc viên mãn trong hôn nhân và gia đình. 🙂 Tôi tin rằng: Tập luyện và học hỏi là cách tốt nhất để có được sức khỏe và hạnh phúc
Pingback: Bài tập Kegel là gì? Tập Kegel như thế nào cho hiệu quả