Bài viết » Sa giãn tầng sinh môn là gì? Vì sao có hiện tượng sa giãn tầng sinh môn?

Sa giãn tầng sinh môn là gì? Vì sao có hiện tượng sa giãn tầng sinh môn?

Tầng sinh môn là bộ phận quan trọng có vai trò nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như âm đạo, trực tràng, bàng quang, tử cung, là cửa giao hợp đáp ứng nhu cầu tình dục cho các chị em phụ nữ. Hiện tượng sa giãn tầng sinh môn là gì, vì sao gặp phải và triệu chứng cũng như cách cải thiện thế nào? Mời các bạn đọc bài viết của Trang nhé J

Sa giãn tầng sinh môn là gì?

Nếu bạn chưa biết tầng sinh môn là gì và vì sao các bác sỹ thường rạch tầng sinh môn khi đỡ đẻ, hãy đọc bài viết này.

Sa giãn tầng sinh môn là hiện tượng bàng quang với niêm mạc thành trước của âm đạo và thành sau của âm đạo kéo theo trực trang bị xa xuống khi ngồi xổm quá lâu hoặc dùng sức rặn. Đây là một hiện tượng có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của chị em phụ nữ, khiến họ mất sự thoải mái trong sinh hoạt, kém tự tin khi quan hệ tình dục, thậm chí một số phụ nữ còn gặp phải stress vì tình trạng này.


Vị trí của tầng sinh môn

Hiện nay ở Việt Nam, sa giãn TSM là khá phổ biến, chiếm khoảng 5 – 8% nhóm phụ nữ trong độ tuổi trên 40.

Sa giãn tầng sinh môn có nguy hiểm không?

Đây không phải là một hiện tượng nguy hiểm đối với sức khỏe nếu tình trạng sa giãn không tiến triển nặng. Thế nhưng nó lại khiến cho thẩm mỹ vùng kín của phụ nữ không đẹp, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như cảm xúc và sự tự tin trong chuyện chăn gối.


Sa giãn TSM khiến chuyện chăn gối mất tự tin

Nguyên nhân gây sa giãn tầng sinh môn

Nguyên nhân chính gây ra sa giãn TSM là do quá trình sinh nở và chăm sóc sau sinh không được chu đáo. Tầng sinh môn ở trạng thái bình thường sẽ dài khoảng 2cm và có thể đàn hồi trong khoảng 3 – 5cm. Tuy nhiên, trong quá trình sinh nở, các bác sỹ có thể tiến hành thủ thuật rạch tầng sinh môn do một số nguyên nhân như thai nhi có đầu quá lớn, sinh ngôi mông, có dấu hiệu suy thai hoặc thai phụ có khả năng bị rách cơ vòng hậu môn gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Sau khi rạch tầng sinh môn để em bé dễ chui ra ngoài, chuyển dạ thành công, các bác sỹ sẽ khâu tầng sinh môn lại.

Đọc ngay:  Âm đạo có mùi hôi? 5 Cách loại bỏ mùi hôi âm đạo ngay tại nhà

Tuy nhiên, sau khi khâu TSM, sản phụ cần đặc biệt chú ý theo dõi và giữ gìn cẩn thận để không bị rách vết khâu, cũng như phục hồi cơ thể nhanh chóng. Nếu không làm tốt điều này, chẳng hạn như vận động nhiều trong những ngày đầu sau sinh hoặc thói quen ngồi xổm lâu, v.v… nút thớ ở đáy chậu bị tác động dẫn đến sa giãn TSM (có thể tới 10cm), không thể co lại được bình thường như trước.


MInh họa rạch tầng sinh môn khi sinh thường

Ngoài nguyên nhân do sinh nở nhiều lần, sinh con quá dày hoặc do rách tầng sinh môn, còn một số nguyên nhân gây sa tầng sinh môn nữa nhưng ít gặp phải, là do lao động quá nặng làm tăng áp lực ổ bụng, đè vào đáy chậu khi còn yếu nên dẫn đến sa giãn.

Bên cạnh đó, một số người bị sa giãn TSM do bẩm sinh, hoặc do tuổi già khiến hệ thống treo và cơ nâng đỡ tử cung suy yếu.

Dấu hiệu nhận biết sa giãn tầng sinh môn

Trong trường hợp bị sa giãn tầng sinh môn, có thể nhận biết được về mức độ sa giãn nhiều hay ít dựa trên các triệu chứng dưới đây:

  • Nhìn thấy khối sa giãn lồi ra ở vùng miệng dưới âm hộ. Mới đầu khối sa có kích thước nhỏ, không xuất hiện thường xuyên và chỉ xuất hiện khi vận động mạnh. Khi nằm khối sa tự đẩy lên hoặc tụt sâu vào trong âm đạo. Lâu dần khối sa càng lớn và không thể đẩy lên được như cũ.
  • Bụng dưới có cảm giác đau tức, vùng âm hộ cảm giác vướng víu.
  • Sa giãn tầng sinh môn gây són tiểu, tiểu khó, tiểu ra máu, tiểu buốt. Đã có nhiều trường hợp người bệnh phải nhập viện vì bí đái.
  • Vì sa tầng sinh môn kéo theo trực tràng nên sẽ khiến việc đại tiện gặp khó khăn. Bệnh nhân xuất hiện cảm giác mót rặn và tức ở hậu môn.
  • Chảy dịch và máu từ cổ tử cung do bị cọ sát hoặc viêm nhiễm.
  • Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng) gây đại tiện khó, táo bón, mót rặn. Tuy nhiên triệu chứng này ít gặp, có thể gặp phải do nguyên nhân chế độ ăn uống không lành mạnh.
Đọc ngay:  8 Cách để chồng không chán bạn - Tuyệt chiêu từ Trang Yoga

Cần đặc biệt lưu ý rằng, sa giãn TSM ít ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ nhưng có thể làm tăng nguy cơ đẻ non, sảy thai đối với phụ nữ mang thai.

Chứng sa giãn tầng sinh môn cũng dễ bị lầm tưởng là bệnh trĩ.

Các mức độ sa giãn tầng sinh môn

Có 3 mức độ sa giãn tầng sinh môn:

  • Mức độ 1: Sa thành trước âm đạo, kèm theo sa bàng quang. Sa thành sau âm đạo, nếu sa nhiều kéo theo sa cả trực tràng. Cổ tử cung sa thấp trong âm đạo nhưng chưa tới âm hộ.
  • Mức độ 2: Sa thành trước âm đạo và bàng quang. Sa thành sau âm đạo, có thể kèm sa trực tràng. Cổ tử cung sa thập thò âm hộ.
  • Mức độ 3: Sa thành trước âm đạo và bàng quang. Sa thành sau âm đạo, có thể kèm theo sa trực trang. Tử cung, cổ tử cung sa thấp. Cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ.


3 mức độ sa giãn TSM

Tùy theo mức độ sa giãn, bệnh nhân có thể gặp phải các tổn thương phối hợp như:

  • Cổ tử cung viêm loét, phì đại do cọ xát nhiều với quần.
  • Tư cung teo nhỏ (đối với người già đã mãn kinh)
  • Tầng sinh môn nhão, suy yếu do vết khâu bị rách hoặc không giữ gìn tốt.
  • Một số trường hợp viêm bàng quang, sỏi bàng quang do ứ trệ nước tiểu lâu ngày vì niệu đạo bị gập

Các biến chứng do sa giãn tầng sinh môn

Sa giãn TSM nặng có thể gây ra một số biến chứng đối với cơ quan sinh dục và niệu đạo.

  • Viêm loét, chảy máu cổ tử cung do bị cọ xát nhiều với quần, khiến việc vệ sinh kém, dễ tổn thương.
  • Thành âm đạo bị khô rát, xước chảy máu do cọ sát gây ra đau đớn, mất cảm hứng và khả năng sinh hoạt tình dục.
  • Cổ tử cung bị viêm có thể gây viêm nhiễm tử cung hoặc nặng hơn là viêm bàng quang. (Viêm ngược dòng)
  • Bàng quang và niệu đạo bị sa gây rối loạn tiểu tiện, bí đái, nếu không được xử lý chữa trị kịp thời, để lâu dài có thể gây viêm, sỏi bàng quang, xuất hiết bàng quang, thận ứ niệu, v.v…
  • Rối loạn đại tiện do sa TSM kéo theo sa trực tràng.


Biến chứng sa tử cung do sa giãn TSM

Để phòng ngừa sa giãn tầng sinh môn, chị em phụ nữ cần chú ý kiêng khem vận động trong thời gian sau sinh để bảo vệ TSM, hạn chế lao động nặng nhọc. Trong trường hợp bị sa giãn, cần đến các cơ sở thăm khám phụ khoa để kiểm tra và được bác sỹ tư vấn cách xử lý.

Đọc ngay:  10 Điểm nhạy cảm của phụ nữ khi làm tình cực dễ kích thích

Điều trị sa giãn tầng sinh môn như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sa giãn TSM. Trong đó, phương pháp phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn được ứng dụng nhiều nhất, phù hợp với các trường hợp sa giãn mức độ 2, 3. Đối với sa giãn mức độ 1, có thể ứng dụng hiệu quả từ các bài tập kegel (tập cơ sàn chậu) cùng thiết bị hỗ trợ để tăng sức hồi phục của các cơ khu vực sàn chậu, từ dó thu gọn tầng sinh môn vào trong, trả lại khả năng đàn hồi như ban đầu. Các bài tập này không chỉ giúp phòng ngừa sa giãn TSM ngay từ thời gian mang thi, mà còn khiến cho cơ sàn chậu săn chắc, khỏe khoắn hơn, tù đó giúp “cô bé” sau sinh se khít hơn và mang lại khoái cảm tình dục mãnh liệt hơn.


Tập kegel hoặc phẫu thuật giúp thu nhỏ vùng kín, hỗ trợ giảm sa giãn tầng sinh môn

Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn để phòng ngừa sa giãn tầng sinh môn. Chúc các chị em có cô bé khỏe mạnh, tự tin và đời sống chăn gối hạnh phúc.

Tham khảo: Fitcute Kegel Rejuve – Máy tập Kegel nữ tốt nhất

Đánh giá: 4.5 / 5 ⭐️

Fitcute là thiết bị huấn luyện viên tập luyện Kegel dành cho nữ, được thiết kế bởi các chuyên gia công nghệ và chuyên gia y tế. Bằng bóng tập Kegel được thiết kế với 7 điểm cảm ứng lực đặt trong “cô bé”, kết nối với ứng dụng theo dõi trên smartphone qua sóng Bluetooth, giúp bạn tập luyện Kegel dễ dàng, hiệu quả hơn 10 lần so với tập luyện bình thường. Từ đó, vùng kín được phục hồi giúp cơ sàn chậu săn chắc, khỏe mạnh hơn, cô bé khít hơn, khoái cảm hơn khi QHTD và phòng ngừa các vấn đề són tiểu, sa tử cung… Đặt hàng ngay ưu đãi tới 50%

mua may tap kegel Fitcute chinh hang

Để lại bình luận: