Bài viết » Hiểu về Âm Đạo Phụ Nữ: Cấu tạo, hình dạng, vị trí và chức năng

Hiểu về Âm Đạo Phụ Nữ: Cấu tạo, hình dạng, vị trí và chức năng

Là một bộ phận bình thường trên cơ thể con người, thế nhưng âm đạo phụ nữ lại không được nhiều tìm hiểu kiến thức và gia tăng hiểu biết vì thói quen ngần ngại, xấu hổ khi đề cập. Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ về cấu tạo, hình dạng và vị trí của âm đạo, và tránh được những hiểu nhầm về nó.

Cấu tạo của âm đạo

Âm đạo là một phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ, là một đường kênh hẹp, được cấu tạo bởi các cơ và bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra đến bên ngoài cơ thể. Bên ngoài cửa âm đạo được bao phủ một phần bởi một lớp màng mỏng, được gọi là màng trinh. Tận cùng bên trong là khu vực cổ tử cung nối liền với âm đạo.

Ta có thể hiểu “đạo” theo tiếng Hán nghĩa là đường. Tức đây là một đoạn đường từ phía cửa âm hộ (cửa mình) kéo dài vào cổ tử cung.


Cấu tạo của âm đạo

Cấu tạo của âm đạo bao gồm phần mô và ống của cơ quan sinh dục nữ kéo dài từ âm hộ đến tử cung. Về cơ bản âm đạo cấu tạo gồm 3 lớp:

  • Lớp thành âm đạo có hình lưới, trơn, bao gồm lớp niêm mạc và các mô cơ sinh học chứa rất nhiều dây thần kinh.
  • Lớp thứ hai gồm một lớp cơ tròn nội mô yếu và một lớp cơ chiều dọc ở bên ngoài. Hệ thống lớp cơ này thường hoạt động co bóp mạnh trong sinh hoạt tình dục hoặc khi sinh nở.
  • Lớp thứ ba có cấu tạo gồm một lớp mô liên kết bên ngoài kết hợp với các mô có chứa mạch máu liên kết yếu, các dây thần kinh và mạch bạch huyết. Sau này sẽ trở thành các cơ quan nằm trong vùng chậu.

Chính vì các nội dung thông tin trên Internet thường đề cập chung chung, nên nhiều người hiểu lầm rằng âm đạo của phụ nữ bao gồm tất cả các thành phần từ âm hộ, môi âm hộ, âm vật. Trên góc độ khoa học và định nghĩa, các bộ phận này nằm ngoài cấu tạo của âm đạo, mà là một thành phần của âm hộ.

Bạn có thể xem hình ảnh và giải thích như sau:

  • Môi âm hộ bao gồm hai môi lớn và môi bé bao quanh lỗ âm đạo.
  • Âm vật là một khu vực rất nhạy cảm nằm gần đỉnh âm hộ, còn có tên gọi khác “bình dân” hơn là hột le hay mồng đốc.
Đọc ngay:  Cô bé bị thâm đen? Màu sắc vùng kín thế nào là bình thường?


Phân biệt âm đạo và âm hộ / âm vật

Vị trí của âm đạo

Như đã nói ở trên, vị trí của âm đạo nằm giữa cửa mình và kéo dài đến cổ tử cung. Ta có thể dùng ngón tay đưa vào phía trong bộ phận sinh dục của mình khoảng 2 – 3cm và chạm nhẹ vào hai bên, chính là thành âm đạo.


Vị trí của âm đạo

Hình dạng và kích thước của âm đạo

Tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều khẳng định rằng không có hình dạng hoặc kích thước tiêu chuẩn chung nào cho âm đạo của người phụ nữ trưởng thành. Thậm chí âm đạo của mỗi người cũng không có một kích thước cố định. Âm đạo của hai người phụ nữ luôn có sự khác biệt nhau ở độ tuổi sinh sản, như chiều dài, chiều rộng của âm đạo, hình dạng của âm đạo, v.v…

Về chiều dài âm đạo, nghiên cứu của hai nhà khoa học Masters và Johnson từ những năm 1960 đã quan sát 100 phụ nữ chưa từng mang thai và ghi nhận chiều dài âm đạo trong trạng thái bình thường là khoảng 7 đến 8,3 cm. Chiều dài âm đạo của phụ nữ Việt Nam cũng nằm trong khoảng này. Đôi khi chúng bị kích thích (trong quá trình quan hệ tình dục), có thể giãn nở và kéo dài tới 11cm. Tuy nhiên, vùng âm đạo được xem là quan trọng nhất của phụ nữ là khoảng 1/3 từ ngoài vào chứ không liên quan đến chiều dài của âm đạo.

Về chiều rộng, âm đạo phụ nữ thường có đường kín 1.5cm khi bình thường, và khi quan hệ tình dục các cơ thành âm đạo có thể đàn hồi để giãn nở tới khoảng đường kính 3 – 4cm. Đặc biệt, khi phụ nữ sinh con tự nhiên, âm đạo có thể mở tới 10cm để đẩy em bé ra ngoài.


Âm đạo phụ nữ không có kích thước cố định

Bởi lý do âm đạo nằm trong cơ thể chứ không nằm ngoài như dương vật đàn ông, nên việc xác định kích cỡ của “cô bé” sẽ khó khăn hơn.

Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề cô bé bị lỏng lẻo, giãn rộng, hãy đọc bài viết này.

Chức năng của âm đạo phụ nữ

Là một phần quan trọng của bộ phận sinh dục nữ, âm đạo có chức năng gì?

Âm đạo có 2 chức năng chính là: Sinh lý và Sinh sản.

Âm đạo là đường giải phóng kinh nguyệt (máu kinh) thoát ra phía ngoài cơ thể, theo chu kỳ nguyệt san của phụ nữ (thường kéo dài 3 – 4 ngày, với chu kỳ thông thường 28 – 31 ngày). Đây cũng là con đường quan hệ tình dục, đón nhận dương vật, thụ tinh tự nhiên để mang thai và sinh nở.

Để đáp ứng chức năng quan hệ tình dục với nam giới, cấu tạo của âm đạo có thể co giãn gấp nhiều lần so với kích thước trong trạng thái bình thường để tiếp nhận dương vật. Trong quá trình giao hợp, âm đạo cũng được tiết ra chất nhờn từ các thành niêm mạc khi được đối phương kích thích, để tăng độ ẩm, bôi trơn cho dương vật dễ dàng thâm nhập, thực hiện động tác quan hệ, gia tăng khoái cảm để kích thích dương vật đạt cực khoái phóng tinh trùng. Đồng thời, chất nhờn này cũng đóng vai trò làm sạch âm đạo, ngăn chặn các vi khuẩn ngược dòng gây viêm nhiễm âm đạo, tử cung và buồng trứng.

Đọc ngay:  Hình dạng cô bé như thế nào là đẹp? Như thế nào là bình thường?


Âm đạo chính là con đường giao hợp tình dục

Những câu hỏi thường gặp về âm đạo phụ nữ

Âm đạo của tôi quá nhỏ so với dương vật bạn tình?

Bạn đừng lo lắng rằng âm đạo của mình quá nhỏ, quá chật hay quá nông. Với khả năng giãn nở hoàn hảo, âm đạo hoàn toàn có thể đáp ứng mọi kích thước dương vật, nếu như được kích thích đủ để tiết ra chất nhờn bôi trơn giúp dương vật xâm nhập âm đạo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, kích thước âm đạo của phụ nữ Việt cũng tương đồng với kích thước dương vật của đàn ông Việt Nam, với chiều dài cương cứng khi quan hệ tình dục khoảng 11.2cm. Song song, chu vi của âm đạo cũng tương tự như vậy, với khả năng giãn nở khi giao hợp đến 8.8cm.

Âm đạo của tôi quá rộng nên không có khoái cảm khi quan hệ?

Đây là một điều rất dễ gặp phải đối với nhiều phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ sau sinh. Quá trình sinh nở khiến cho âm đạo giãn nở quá rộng để chuyển dạ đẩy em bé ra ngoài khiến cho các cơ thành âm đạo, cơ sàn chậu bị yếu đi, đồng thời thủ thuật rạch tầng sinh môn được bác sỹ thực hiện khi đỡ đẻ cũng là nguyên nhân khiến “cô bé” của bạn có kích thước rộng hơn trước.

Khi âm đạo rộng hơn, sự ma xát giữa thành âm đạo và dương vật giảm, khiến cho mức độ khoái cảm của cả hai phía giảm sút, từ đó khó đạt cực khoái hơn. Đây là một vấn đề đáng lo ngại và cần đến các biện pháp hỗ trợ để thu nhỏ “cô bé”, với mục đích mang lại sự tự tin cho phái đẹp trong chuyện chăn gối và giữ lửa hạnh phúc vợ chồng.


Âm đạo quá rộng khiến chuyện chăn gối không như ý muốn

Âm đạo có mùi là bình thường hay không?

Không giống như các bộ phận khác trên cơ thể, âm đạo có “nuôi” một lượng lớn vi khuẩn, với nhiệm vụ được giao là giữ cho độ pH của âm đạo ổn định cân bằng. Những vi khuẩn này có mùi nên sẽ tạo ra một loại mùi tự nhiên của vùng kín. Nếu bạn không tự tin về điều đó, hãy lưu ý vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh cân bằng pH, hoặc sử dụng nước hoa vùng kín. Tuy nhiên, trong trường hợp âm đạo của bạn có mùi lạ so với bình thường, hãy đến các cơ sở phòng khám phụ khoa, bệnh viện để kiểm tra ngay. Thực chất những mùi hôi hoạc mùi khó chịu thường xuất phát từ âm hộ (phía ngoài âm đạo), nên bạn hãy luôn chú ý giữ vệ sinh vùng kín của mình thật sạch sẽ.

Đọc ngay:  Ngứa vùng kín sau khi quan hệ tình dục? Nguyên nhân do đâu?

Có nên thụt rửa âm đạo hay không?

Các chuyên gia khuyến cao không nên thụt rửa âm đạo, vì tác động này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men, từ đó gây mất cân bằng pH, khiến cho các vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo, tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu khác. Đồng thời, hành động này còn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Dịch tiết âm đạo có màu trắng đục?

Dịch tiết âm đạo không phải lúc nào cũng có màu trong suốt. Chúng có thể thay đổi về số lượng nhiều hay ít, màu trong suốt hay trắng đục, dính nhớt như kem hay loãng lỏng như nước, v.v… trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.

Đặt tampon trong âm đạo bao lâu?

Thông thường thời gian đặt tampon trong âm đạo là khoảng 3 – 4h. nếu đặt tampon lâu hơn 8h có thể dẫn đến hội chứng sốc độc tố (TSS) – một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Các triệu chứng của hội chứng sốc độc tố bao gồm:

  • Sốt cao;
  • Choáng váng hoặc ngất xỉu;
  • Phát ban như bị cháy nắng;
  • Nôn hoặc tiêu chảy;
  • Yếu hoặc đau cơ dữ dội;
  • Sưng tấy đỏ ở mắt, miệng, cổ họng và âm đạo;
  • Đau đầu và mất phương hướng.

Sợ tampon kẹt lại bên trong âm đạo?

Nhiều chị em lo lắng rằng tampon có thể bị tụt vào bên trong cơ thể khi không lấy ra được khỏi âm đạo. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì phần cuối của âm đạo là cổ tử cung, nơi luôn đóng chặt khi bạn không ở trong thời gian sinh nở. Chúng có thể chỉ nằm ở sâu bên trong đoạn cuối âm đạo nên khiến bạn khó khăn hơn khi lấy ra.

Âm đạo có thể tự làm sạch?

Với khả năng tự cân bằng độ pH nhờ các lợi khuẩn mà âm đạo nuôi dưỡng, thứ mà ta thường gọi là “khí hư”, có màu trắng đục hoặc trong suốt đôi khi xuất hiện ở đáy quần lót chính là chất nhờn mà âm đạo đẩy ra ngoài để tự làm sạch. Bởi vậy khi thấy những khí hư này, bạn không cần lo lắng và không nên thụt rửa âm đạo.

1 bình luận trong “Hiểu về Âm Đạo Phụ Nữ: Cấu tạo, hình dạng, vị trí và chức năng”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *