Bài viết » Nấm vùng kín: Nguyên nhân & cách điều trị nấm

Nấm vùng kín: Nguyên nhân & cách điều trị nấm

Nghiên cứu của các nhà khoa học tiết lộ: Có khoảng hơn ¾ chị em phụ nữ trên thế giới có nguy cơ hoặc từng mắc bệnh nấm âm đạo, hay còn gọi là nấm phụ khoa, nấm vùng kín. Nếu như bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng mặc cảm vì căn bệnh nấm âm đạo cực kỳ phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ đã có gia đình. Vậy, sự thật đây là căn bệnh thế nào? Nguyên nhân bị nấm vùng kín là vì sao? Cách trị nấm vùng kín hiệu quả tại nhà cho chị em phụ nữ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nghe nội dung: Bác sỹ giải đáp về bệnh nấm vùng kín (nấm âm đạo)

Nấm vùng kín là gì?

Nấm vùng kín là tình trạng bệnh nhân bị ngứa ngáy và sưng đỏ vùng kín, dịch tiết ra có màu trắng vón cục, kèm theo mùi hôi rất khó chịu. Nấm Candida albicans là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vấn đề này.

Nấm vùng kín là một bệnh thường gặp ở phụ nữ, nguyên nhân do một loại nấm có tên Candida Albicans gây ra. Trong điều kiện bình thường, nấm thường trực trong môi trường ở dạng bào tử nhưng không gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết nóng, ẩm, vùng kín tích tụ nhiều mồ hôi hoặc ẩm ướt do quần áo mặc quá bí, quần lót chật,  hoặc có nguyên nhân nào đó gây mất cân bằng môi trường sinh lý âm đạo như thụt rửa âm đạo, v.v…, nấm mới phát triển và gây bệnh. Đây chính là lý do giải thích cho câu hỏi vì sao sinh hoạt bình thường, không quan hệ tình dục mà vẫn bị nấm âm đạo. Đó là do bào tử nấm đã tồn tại trên cơ thể, chỉ chờ cơ hội phát triển.


Hình ảnh nấm vùng kín

Nấm Candida – Thủ phạm chính gây nấm vùng kín

Candida là một loại nấm men có hình bầu dục hoặc hình tròn, kích thước nấm nhỏ khoảng 2-5 μm, thường sống hoại sinh trong đường tiêu hóa của người, động vật và trong ở trong âm đạo… Đối với người khoẻ mạnh bình thường, nấm candida được tìm thấy khoảng 30% ở miệng,17% ở phế quản, 38% ở ruột, 39% ở âm đạo,…

Nấm Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng thường gặp chủ yếu ở da, và niêm mạc. Niêm mạc ở âm hộ, âm đạo của phụ nữ là nơi có điều kiện thuận lợi cho nấm Candida dễ dàng ký sinh tại chỗ phát triển và gây bệnh do tính chất kín đáo, ẩm ướt, khó vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

Hình ảnh nấm Candida

Bị nấm vùng kín khi mang thai?

Đối với phụ nữ có thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ, hay người bị bệnh tiểu đường,… có độ pH ở âm đạo thấp là điều kiện thuận lợi cho các  loại nấm ký sinh có cơ hội phát triển gây bệnh. Ở giai đoạn này, một số ít phụ nữ cũng không duy trì việc vệ sinh vùng kín thường xuyên, càng làm cho bệnh dễ khởi phát hơn.

Ở những đối tượng nữ có hoạt động tình dục mạnh hoặc dùng thuốc phòng tránh thai cũng là người có thể có yếu tố nguy cơ bị mắc bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm Candida.

Đọc ngay:  Thời điểm nào là tốt nhất để tập kegel sau sinh

Dấu hiệu bị nấm vùng kín

Dấu hiệu nấm vùng kín cực kỳ dễ nhận biết, đó chính là triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, khiến bạn rất muốn gãi liên tục. Đồng thời, các biểu iện sau có thể đi kèm sẽ tố cáo chính xác thủ phạm nấm vùng kín:

  • Nóng, đỏ và sưng âm đạo và âm hộ
  • Đau hoặc rát khi bạn đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Dịch âm đạo đặc, màu trắng, không mùi
  • Dịch âm đạo tiết nhiều.
  • Vùng kín có mùi hôi


Hình ảnh nấm âm đạo

Khi xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên tới ngay các cơ sở phòng khám sản phụ khoa để làm các xét nghiệm kiểm tra xác định chính xác chủng nấm men, bác sỹ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất theo tình trạng để tránh kéo dài.

Nấm vùng kín có lây không?

Câ trả lời là có. Đối với các cặp vợ chồng, do thường xuyên sinh hoạt tình dục không sử dụng bao cao su, hoặc ngay cả khi có sử dụng, nấm vùng kín dễ lây từ vợ sang chồng hoặc ngược lại. Vì thế, khi điều trị bệnh này, cần cả hai điều trị cùng lúc để tránh tái phát.

Nguyên nhân bị nấm vùng kín

Nguyên nhân bị nấm vùng kín (nấm âm đạo) là gì? Có khoảng 7 nguyên nhân chính gây ra nấm vùng kín, được tóm tắt ngắn gọn dưới đây để bạn dễ năm sbắt.

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách dẫn đến vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập và phát triển, đồng thời khiến cho môi trường âm đạo bị ảnh hưởng, cụ thể là làm thay đổi nồng độ pH cân bằng vốn có trong âm đạo khiến nấm có điều kiện phát triển gây bệnh.

Đọc ngay: Cách vệ sinh vùng kín đúng cách – Có hình minh họa

  • Mặc đồ lót quá chật, chất liệu không thoáng khí, không thấm hút mồ hôi tốt. Không thay đồ lót thường xuyên gây tích tụ mồ hôi tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, chất liệu BVS không tốt, thấm hút kém cũng là nguyên nhân gây nên bệnh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn khiến bị lây nhiễm nấm candida gây nấm vùng kín
  • Nấm cũng có thể dễ dàng xâm nhập nếu bạn sử dụng kháng sinh trong thời gian dài
  • Phụ nữ mang thai, có bệnh nền như đái tháo đường đều có thể bị bệnh do môi trường pH âm đạo thay đổi.
  • Một số nguyên nhân khác bao gồm chế độ sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn hàm lượng dinh dưỡng thấp, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tâm lý không tốt.


Vệ sinh cá nhân không tốt dễ gây nấm vùng kín

Khi nào cần gặp bác sỹ?

Hãy gặp ngay bác sỹ phụ khoa tại các cơ sở khám chữa uy tín, bệnh viện nếu đây là lần đầu bạn có các triệu chứng kể trên và chưa xác định chính xác có nhiễm nấm hay không. Trong trường hợp bạn thường xuyên tái phát, hoặc các triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc, cũng nên gặp bác sỹ ngay.

Bị nấm vùng kín có quan hệ được không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em thắc mắc. Thậm chí nhiều chị em phụ nữ còn khẳng định rằng bao cao su có thể giúp phòng tránh nấm vùng kín hoặc không gây lây nhiễm do không tiếp xúc trực tiếp âm đạo và cậu nhỏ. Đây là một quan niệm rất sai lầm bởi những lý do sau:

Quan hệ khi bị nấm âm đạo có thể lây mầm bệnh cho đối phương.

Nấm âm đạo, hay nấm vùng kín có khả năng lây truyền cao. Chỉ cần những tiếp xúc đơn giản tại vùng kín cũng có thể lây truyền bào tử nấm, bởi chúng tồn tại rất nhiều ở khu vực âm hộ của người vợ bị nhiễm.  Bên cạnh đó, nếu không kiêng khem tốt, khi bạn điều trị khỏi nấm vùng kín thì hoàn toàn có thể bị chồng làm lây nhiễm ngược trở lại gây tái phát.

Đọc ngay:  Suy giảm nội tiết tố nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện hiệu quả

Quan hệ khi bị nấm âm đạo khiến viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Khi sinh hoạt tình dục, các động tác giao hợp và sự cọ sát mạnh của dương vật vào thành âm đạo có thể làm các vết thương, vùng viêm nhiễm ở thành âm đạo loét rộng hơn, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh hoạt động. Tất cả các bác sỹ sản phụ khoa sẽ đều khuyến cáo chị em cần tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục khi bị nấm vùng kín, dù sử dụng bao cao su hay bất kỳ biện pháp nào khác, bao gồm cả quan hệ bằng miệng.


Không nên quan hệ tình dục khi nhiễm nấm vùng kín

Các vi khuẩn, nấm… có thể di chuyển sâu vào những bộ phận sinh sản ở bên trong như tử cung, buồng trứng, vòi trứng  khi quan hệ nam nữ, gây nhiều bệnh nguy hiểm viêm cổ tử cung, viêm tử cung viêm vòi trứng… và khiến cho tình trạng nấm trở nên trầm trọng hơn. Nếu không chữa trị sớm, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính khó điều trị và dễ tái phát.

Nấm vùng kín rất dễ tái phát khi quan hệ tình dục

Hầu hết các bệnh nấm đều rất khó điều trị dứt điểm nếu không kiêng khem, bởi bào tử nấm có ở khắp nơi xung quanh người nhiễm, bao gồm cả đồ lót, quần áo, chăn gối. Chính vì thế, nếu không làm sạch, khử khuẩn, diệt nấm bằng UV hoặc phơi nắng quần áo, sẽ khiến nấm dễ quay trở lại. Quan hệ tình dục cũng như vậy, sẽ khiến vùng kín dễ tái phát, phát tán bào tử nấm đến nhiều nơi xung quanh.

Điều này khiến tình trạng bệnh liên tục tái diễn làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống sinh hoạt cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống chăn gối của vợ chồng.

Vì sao nấm vùng kín hay tái phát?

Bệnh do nấm Candida ở âm đạo phụ nữ nhưng khi điều trị muốn khỏi bệnh phải điều trị cả cho vợ và chồng, đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt và diệt toàn bộ nấm trong môi trường sống xung quanh, đặc biệt là đồ lót đang sử dụng.

Đôi khi, phụ nữ bị nhiễm nấm đã lây sang cho chồng mà không biết. Khi người vợ điều trị khỏi thì lại bị lây nhiễm ngược trở lại từ chồng. Các thói quen quan hệ tình dục khi một trong hai người có nấm, không giặt riêng đồ lót của người bị nấm, không phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc đều có thể khiến nấm vùng kín tái phát.

Bên cạnh đó, cần xác định điều trị nấm vùng kín là điều trị lâu dài để dứt điểm. Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, chưa trị dứt điểm sạch nấm.

Đặc biệt, nhiều chị em phụ nữ do ngại vấn đề ở vùng kín, tự tìm hiểu thông tin ở các nguồn tin không chính xác, tự ý mua thuốc bôi, thuốc uống sử dụng, làm tình trạng nấm trầm trọng hơn, vùng kín ngứa ngáy và ra khí hư bất thường nhiều hơn.

Cách điều trị nấm vùng kín như thế nào?

Tùy theo tình trạng mức độ nhiễm nấm mà các bác sỹ chuyên khoa phụ khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị nấm phù hợp.

Đối với các triệu chứng nhẹ đến trung bình và các đợt không thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng kem chống nấm không kê đơn, thuốc mỡ hoặc thuốc đặt âm đạo (chứa miconazole hoặc clotrimazole) là những cách phổ biến nhất để điều trị nhiễm trùng nấm men.

Đọc ngay:  Hình dạng cô bé như thế nào là đẹp? Như thế nào là bình thường?

Thông thường, người bệnh cần dùng thuốc trong vòng 1-7 ngày. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thêm thuốc uống đơn liều với fluconazole (một loại thuốc chống nấm). Nếu bạn có thai, việc sử dụng kem bôi hoặc thuốc đạn là an toàn, nhưng tránh dùng fluconazole đường uống.


Thăm khám chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị phù hợp

Nếu việc điều trị không đem lại kết quả tốt hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp mạnh tay hơn để tiêu diệt nấm hoàn toàn”

  • Điều trị dài ngày: Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống nấm được sử dụng hàng ngày trong tối đa hai tuần, sau đó mỗi tuần một lần trong sáu tháng.
  • Thuốc uống đa liều: Bác sĩ của bạn có thể kê toa hai hoặc ba liều thuốc chống nấm đường uống thay vì thuốc bôi. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai.
  • Liệu pháp kháng Azole: thuốc dạng viên nang đưa vào âm đạo của bạn. Đặc biệt cẩn trọng vì thuốc này có thể gây tử vong nếu dùng đường uống và chỉ được sử dụng để điều trị nấm candida kháng với các thuốc chống nấm thông thường.

Cách phòng bệnh nấm vùng kín phụ nữ

Bệnh nấm vùng làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Phòng bệnh nấm âm đạo là cách tốt nhất để bạn không gặp phải cơn ác mộng phá hoại cuộc sống này. Hãy tuân thủ những lời khuyên của các bác sỹ phụ khoa như sau:

  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm một lần để kiểm soát tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe sinh sản, sinh dục. Nếu thấy vùng kín có những thay đổi bất thường như khí hư ra nhiều có màu sắc bất thường, nóng rát, ngứa ngáy âm hộ, tiểu buốt, đau bụng dưới… chị em nên đến gặp bác sĩ ngay, thay vì tự tìm cách điều trị.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt khi đang trong thời gian đèn đỏ, đảm bảo vùng kín khô thoáng để hạn chế sự gia tăng của vi khuẩn gây hại.


Vệ sinh vùng kín hàng ngày để phòng nấm

  • Khi vệ sinh vùng kín chỉ nên rửa bên ngoài, không nên thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo để tránh làm tổn thương âm đạo, và mất đi độ cân bằng môi trường pH.
  • Không mặc quần lót quá chật và không có độ thấm hút tốt vì có thể làm vùng kín bị bí bách, dễ mắc nấm âm đạo. Thay quần lót hàng ngày và phơi nắng sau khi giặt để bào tử nấm không có cơ hội phát triển từ đây.
  • Sử dụng băng vệ sinh đảm bảo chất lượng. Trong những ngày kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh giúp vi khuẩn xâm nhập ngược vào âm đạo.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị nấm của bác sỹ chuyên khoa. Đã điều trị nấm thì điều trị dứt điểm, không bỏ giữa chừng sau khi thấy hết triệu chứng.
  • Kiêng quan hệ tình dục khi thấy vùng kín có nhiều dấu hiệu không bình thường.
  • Nếu phụ nữ có gia đình bị nhiễm nấm thì nên điều trị cả hai vợ chồng để loại bỏ nguy cơ tái nhiễm do quan hệ tình dục.

2 bình luận trong “Nấm vùng kín: Nguyên nhân & cách điều trị nấm”

  1. Pingback: 9 Cách trị nấm vùng kín tại nhà và phòng ngừa tái phát – REFIT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *